Người Mường ở Hòa Bình đón tết Độc lập

(LĐTĐ) Ngoài tết Nguyên đán chung của cả nước, Tết cơm mới của dân tộc…từ lâu, người Mường ở Hòa Bình đã có thói quen mừng tết Độc lập 2/9. Ngày Quốc khánh của cả nước vì thế đã trở thành một ngày vui và đầy ý nghĩa trong cuộc sống, cũng như trong tâm thức của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình nói riêng và người Mường ở một số các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung.
nguoi muong o hoa binh don tet doc lap Giá trị của Độc lập
nguoi muong o hoa binh don tet doc lap Nhân dân Thủ đô đón tết Độc lập an toàn, vui tươi

Rộn ràng đón Tết Độc lập

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Quốc khánh 2/9, người dân tộc Mường ở khắp các bản làng của tỉnh Hòa Bình lại rộn ràng đón tết Độc lập. Từ những vùng Mường lớn là: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động mà người dân bản địa vẫn thường gọi (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) đến các xóm bản xa xôi đều nhộn nhịp cờ hoa vui Tết. Đây là truyền thống đã được người Mường duy trì kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay.

Anh Bùi Văn Kiên, trưởng thôn tại xóm Trê, xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc, Hòa Bình) chia sẻ, ngày trước người Mường ở quê tôi ăn tết Độc lập to lắm, cỗ bàn chuẩn bị rất linh đình, giết gà, giết lợn chẳng khác gì đón Tết cổ truyền. Để chuẩn bị cho ngày này, ngay từ ngày 30 – 31/8, nhiều gia đình đã tổ chức dọn dẹp nhà cửa, người già chuẩn bị gạo ngon, rượu cần…đám thanh niên thì sẵn sàng quần áo đẹp xúng xính. Mọi thứ được chuẩn bị tươm tất cho ngày 2/9…

nguoi muong o hoa binh don tet doc lap
Tết Độc lập của người Mường ở Hòa Bình đã trở thành văn hóa, bản sắc riêng.

“Sáng sớm của ngày tết Độc lập, khi mặt trời còn chưa kịp ló qua dãy núi thì nhiều gia đình trong bản đã lục đục gọi nhau thức giấc. Gà, lợn bắt đầu được mang ra giết mổ, tiếng kêu eng éc, quang quác…như xé tan cả màn sương sớm. Đâu đó, khói bếp từ những ngôi nhà sàn bắt đầu tỏa lên nghi ngút. Không lâu sau, đám trẻ con bắt đầu tỉnh giấc, chúng cất tiếng gọi nhau í ới. Lúc này, nhiều đứa đã mặc lên người những bộ quần áo đẹp nhất chạy lăng xăng khắp xóm. Nhà nào, nhà nấy lá cờ đỏ được dựng lên trước ngõ bay phấp phới…không khí rất vui tươi và háo hức”, anh Kiên nhớ lại.

Cũng theo anh Kiên, đối với người Mường, mâm cơm truyền thống để cúng giỗ tổ tiên là một tục lệ không thể thiếu trong ngày tết Độc lập. Tuy nhiên, mâm cơm trong ngày tết Độc lập cũng không quá cầu kỳ, bên cạnh các món ăn chính được chế biến từ động vật và gia cầm như: Lợn, gà, vịt…thì trong mâm cỗ không thể thiếu xôi ngũ sắc và các loại bánh, trong đó có loại bánh đặc biệt thường được người Mường gói vào các ngày lễ quan trọng trong năm đó là bánh Uôi (loại bánh được làm bằng bột nếp, nhân có đậu xanh hoặc là lạc. Mỗi chiếc bánh thường có 2 cái và được gói cuốn vào với nhau).

Mặc dù không phải là vùng Mường lớn, nhưng theo anh Kiên và người dân ở xã Tiền Phong chia sẻ, không khí đón tết Độc lập tràn ngập bản làng. Đặc biệt, trong khi một số người tập trung vào công việc bếp núc, cũng lễ…thì ngay từ sáng sớm, đám thành niên và trẻ con trong làng trong những bộ quần áo xúng xính kéo nhau đến nhà văn hóa để chơi các trò chơi dân gian như: Đánh đu, đẩy gậy, ném còn…thậm chí, nhiều vùng Mường lớn ở Hòa Bình còn tổ chức các hội thi hát Đúm (một lối hát giao duyên, hát đối đám của người Mường). Lúc này, tiếng cồng, chiêng nổi lên vang vọng cả núi rừng.

Chia sẻ về tục lệ ăn tết Độc lập của người Mường ở Hòa Bình, chuyên gia văn hóa Mường Bùi Huy Vọng – Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Hòa Bình cho biết, trước đây vào ngày tết Độc lập, sau khi các trò chơi dân gian tại các bản làng được tạm gác, thì tại các gia đình mâm cỗ đã được bày biện sung túc. Các món ăn trong ngày này cũng không quá cầu kỳ, chủ yếu là các sản vật, nông sản địa phương như: Thịt lợn, thịt gà, bánh uôi, xôi ngũ sắc…

“Người Mường ăn tết Độc lập, cũng như việc chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn như là dịp để con cháu, anh em trong gia đình, dòng tộc cùng về quây quần, sum họp bên nhau mừng vui ăn Tết. Trong ngày Tết, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt lành nhất và lời mời rượu. Bữa cơm, khi nhiều người đã ngà ngà trong men say rượu lá, thì cũng là lúc những lời ca, tiếng hát được cất lên.

Đó là những câu hát đối đáp, mời rượu mộc mạc nhưng chứa đựng tình cảm chân thành nhất của mỗi người, khiến bất kỳ thực khách nào cũng khó có thể khước từ. Đặc biệt, vào cuối bữa tiệc, sau khi khách khứa ra về, gia chủ thường tặng kèm một gói quà là những chiếc bánh Uôi truyền thống như một lời chúc sức khỏe, no đủ và hạnh phúc”, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng chia sẻ.

Tết của sự tri ân

Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một nét đẹp văn hóa tinh thần riêng. Trong đó, bên cạnh những ngày Tết riêng mang đậm ý nghĩa truyền thống, tín ngưỡng của dân tộc, thì chúng ta còn cùng nhau đón chung những ngày Tết cổ truyền của đất nước. Nhưng có lẽ, để tổ chức một cái tết Độc lập đậm đà bản sắc văn hóa, náo nức vui tươi đúng như không khí Tết để đón chào ngày Quốc khánh, thì quả là một nét văn hóa rất độc đáo trong đời sống của người Mường, cũng như các đồng bào dân tộc vùng núi cao Tây Bắc.

Chia sẻ về ý nghĩa độc đáo trong ngày tết Độc lập của người Mường ở Hòa Bình, nhà nghiên cứu Bùi Hy Vọng cho biết thêm, mọi người vẫn biết tết Độc lập của người Mường ở Hòa Bình được lựa chọn đúng vào ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bởi lẽ đây như một sự tri ân, sự đồng lòng của người dân với Đảng, với đất nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tết Độc lập của người Mường ở Hòa Bình cũng được bắt nguồn từ chính các nghi lễ của ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch).

Từ trước đến nay, với quan niệm “vạn vật hữu linh” người Mường vẫn tin vào sự bất tử của linh hồn, tin vào sự tồn tại của một cõi thiêng. Theo đó, trước khi cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì các người Mường ở Hòa Bình vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong ngày Rằm tháng 7 Âm lịch nhằm tỏ lòng thành, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn được an khang thịnh vượng…Đồng thời, đây cũng là ngày để con, cháu tri ân đến các bậc sinh thành ra mình mà hiện nay mọi người vẫn thường gọi là Lễ Vu lan báo hiếu…

Tuy nhiên, vào thời điểm trước đây, do chính sách bài trừ mê tin dị đoan diễn ra mạnh mẽ tại các địa phương, nên phong tục cúng lễ của người Mường ở Hòa Bình trong ngày Rằm tháng 7 đã bị mai một, thậm chí nhiều nơi không còn gìn giữ được. Vì thế, để ăn mừng ngày giải phóng, cũng như để có một ngày bày tỏ sự tri ân của mình với dân tộc, với tổ tiên, người Mường đã lựa chọn ngày Quốc khánh 2/9 làm ngày lễ, ngày tết cho dân tộc mình và tết Độc lập được bắt nguồn từ đó.

“Trong ngày tết Độc lập, người Mường không chỉ tổ chức vui chơi, lễ hội, chuẩn bị mâm cỗ để cúng lễ tổ tiên…mà ngày này, còn là dịp để nhiều người con ở các bản Mường lựa chọn để tri ân, cám ơn công lao sinh thành của cha mẹ, tổ tiên. Nhiều nơi, các chàng rể còn cùng nhau mua một món quá tặng cha mẹ vợ, hoặc cùng nhau mổ lợn để thiết đãi và quây quần bên gia đình”, chuyên gia nghiên cứu Bùi Hy Vọng cho biết.

Ngày nay, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, khi thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” người dân tộc Mường ở Hòa Bình nói riêng và người Mường ở các tỉnh thành trên cả nước nói chung đã thực hiện ăn tết Độc lập tiết kiệm, gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa của ngày tết Độc lập đối với mỗi người, mỗi gia đình sẽ còn được lữu giữ mãi qua từng thế hệ và trở thành bản sắc riêng trong văn hóa Mường về giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục gia phong, nề nếp và chữ hiếu cho thế hệ trẻ. Đó là nét đẹp văn hóa, tập tục trong đời sống của người Mường cần được duy trì và phát huy.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động