Người lưu giữ nét văn hóa xưa
Tranh dân gian - một góc văn hóa đất Hà Thành |
Trái ngược với vẻ ngoài mạnh mẽ, nhà sưu tập Thu Hòa có một tình yêu cháy bỏng với những giá trị truyền thống dân tộc. Đó là nét dân dã trong tranh dân gian Việt Nam từ bao đời truyền lại, là những hiện vật gốm sứ tinh tế dù chỉ là mảnh vỡ, những tác phẩm điêu khắc giàu giá trị và hơn một vạn các hiện vật khác. Với tâm huyết đó, chị Thu Hòa đã dành thời gian, công sức tới mọi miền đất nước để sưu tầm tư liệu, hiện vật cổ với ước muốn có thể đưa những nét văn hóa xưa đến gần hơn với công chúng đương thời trong nhịp sống hiện đại ngày nay.
Chị Thu Hòa trong Triển lãm tranh dân gian “Nét xuân”. |
Chia sẻ về con đường sưu tầm của mình, chị Hòa cho biết niềm đam mê ấy có từ hồi bé, ban đầu là thú sưu tập tem, sưu tập hình ảnh, sưu tập đèn dầu… Năm 2007 được coi là dấu mốc mở đầu cho các cuộc sưu tầm khi chị tập trung tìm hiểu một cách nghiêm túc về mọi dòng sưu tập, đặc biệt là sưu tập về nét văn hóa truyền thống.
Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội bày tỏ: “Nếu tôi không làm, thì 5 năm nữa sẽ không còn hiện vật để sưu tầm nữa. Ví dụ như sưu tầm bản mộc ngày nay rất khó khăn, vì trải qua những thời kỳ của lịch sử, khiến ngày nay đã không còn nhiều những khuôn tranh dân gian, khuôn để in đồ vàng mã, đó là một điều đáng tiếc. Hiện tôi là người duy nhất có sưu tập bản mộc, không có bạn để trao đổi, nên gặp rất nhiều khó khăn”.
Phải chăng, khi khởi đầu từ sự đam mê, nhà sưu tập sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết trong quá trình sưu tập dù rất tốn công, mất sức. Qua những chuyến đi, niềm hạnh phúc khi tìm được một hiện vật cổ, chị Thu Hòa ấp ủ ý muốn tôn vinh giá trị văn hóa Việt, chị cho rằng, việc sở hữu hiện vật không đủ, muốn hiện vật có giá trị hơn thì phải bổ sung thêm tư liệu và buộc phải đi điền dã, tới mọi miền đất nước để tìm hiểu, quá trình này tốn công và thậm chí tốn hơn số tiền mua hiện vật.
Khó khăn nhất trong quá trình sưu tầm những hiện vật dân gian là các làng nghề dân gian truyền thống ngày nay không còn nhiều, đồng thời nhiều làng nghề đã bị mai một. Quá trình sưu tầm diễn ra rất lâu, đôi khi phải tùy duyên và có khi phải mất đến cả năm để tìm được một hiện vật mong muốn. Có những nghệ nhân hoặc người cao tuổi chị đã phỏng vấn, nhưng chỉ vài tháng sau họ mất, nên không thể tiếp tục khai thác, lấy lại tư liệu được nữa. Chị Thu Hòa chia sẻ: “Chỉ mong một ngày có 48 giờ để mình làm được nhiều hơn nữa, để có thể tận dụng thời gian gặp được những người mà họ vẫn nhớ được lề cũ, thói cổ để mình ghi chép lại, sau này có điều kiện sẽ viết thành sách để lưu giữ”.
Có dịp đến nhiều làng nghề truyền thống, chị Thu Hòa có niềm đam mê đặc biệt với các dòng tranh dân gian, trong đó có tranh đồ thế ở miền Nam và tranh Kim Hoàng ở Hà Nội. Tranh đồ thế Nam Bộ có nét riêng, bởi nó được sản xuất thủ công. Dù hiện nay, có một nửa số xưởng làm tranh in bằng máy và một nửa vẫn in bằng thủ công, những tranh in tay có độ duyên dáng và cái thần riêng, mỗi gia đình làm nghề in tranh đồ thế, đồ thờ cúng thường có những căn nhất định, vì vậy những hình ảnh in thủ công sẽ có cảm giác linh thiêng hơn.
Với mong muốn mang đến cho công chúng những gì mà các sách, các nghiên cứu trước đó chưa từng có, nhà sưu tập Thu Hòa đã dành tâm huyết để đi tìm hiểu theo ý thích của mình. Những chuyến đi khảo sát này thường không theo tài trợ, vì chị không muốn theo sự áp đặt của bất kỳ ai mà chỉ quan niệm sưu tầm, khảo sát nhằm để giữ lại nét xưa, để nhớ về những giá trị tinh túy của văn hóa dân gian. Ví như, sách nói về tranh làng Sình, nhưng vẫn chưa thực sâu, chị muốn khám phá để củng cố thêm giá trị hiện vật và tôn vinh những giá trị văn hóa, bởi theo chị, nếu không khẩn trương tìm hiểu, tập hợp tư liệu ngay, thì đến một thời điểm nào đó, người ta sẽ lãng quên những cái tín ngưỡng cũ và có thể càng ngày, nét văn hóa sẽ càng đơn giản hóa theo xu hướng sống đương đại, nên việc sưu tầm những tư liệu quý theo thời gian cũng rất mong manh.
Trăn trở với nghề sưu tập, chị Thu Hòa cho biết, tới các vùng miền, đôi khi cảm thấy chính người dân cũng không biết, không quan tâm về những gì thuộc về dân gian, về văn hóa. Điều chị ấp ủ là mở các cuộc triển lãm để mang những hiện vật mình sưu tập được đến với đông đảo công chúng, không chỉ là treo những bức tranh, hay những bản điêu khắc, trưng bày các hiện vật cổ, mà mong muốn mỗi hiện vật sẽ lưu lại một thời kỳ lịch sử của dân tộc để tôn vinh văn hóa thời kỳ đó lên, đồng thời không chỉ tôn vinh giá trị đã qua mà còn phát triển, mang nó đến với cuộc sống. Ví như tranh dân gian Đông Hồ, giờ đây mỗi gia đình sản xuất tranh chỉ còn 130 đến 150 mẫu, chị muốn đưa các mẫu tranh mới để phát triển lên nhiều hơn những con số ấy, mỗi thời kỳ đều có những tác phẩm tranh riêng, xã hội luôn luôn biến đổi, nghề làm tranh cũng phải có những biến đổi không thể dừng chân một chỗ được.
Bằng quá trình nghiên cứu đầy đam mê với tất cả nhiệt huyết, đến nay, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa đã sở hữu gần 1.500 hiện vật cổ, đồng thời đứng ra tổ chức nhiều triển lãm có giá trị như Triển lãm gốm sứ Nam Bộ, Triển lãm “Nét xuân” về năm dòng tranh dân gian, Triển lãm “Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại” của tác phẩm khắc gỗ… để lại ấn tượng đặc biệt cho người xem. Chị chia sẻ: “Quan điểm của mình là đã làm thì phải làm một cách trọn vẹn nhất, phải để lại giá trị nào đó cho người xem. Các triển lãm của tôi không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ thuần túy về văn hóa. Bất cứ ai khi đầu tư đều muốn thu về lợi nhuận, nhưng lợi nhuận của tôi là những điều không nhìn thấy được, đó là qua một cuộc triển lãm người xem sẽ hiểu hơn về những giá trị văn hóa dân gian, yêu thích và trân trọng chúng, bộ sưu tập của mình vì thế mà cũng có giá trị hơn…”.
Hoàng Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49