Tranh dân gian - một góc văn hóa đất Hà Thành
Hồi sinh nét xuân xưa | |
Đưa tranh dân gian Việt Nam đến với công chúng Thủ đô | |
Nét Xuân 2016 - Di sản Văn hóa tranh dân gian Việt Nam |
Tranh Hàng Trống – niềm tự hào chốn kinh kỳ
Nhắc đến Hà Nội là nhắc tới hai dòng tranh nổi tiếng: Tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng, cùng với ba dòng tranh dân gian khác là Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Tranh Làng Sình (Huế) và Tranh Kiếng (Nam Bộ) - tạo thành những dòng tranh mang đậm sắc thái và ý nghĩa riêng với đời sống người dân ba miền đất nước.
Bức Ngũ Hổ - Tranh Hàng Trống - bức tranh ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông. |
Được coi là dòng tranh dân gian chính của 36 phố phường, tranh Hàng Trống chủ yếu phục vụ thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp thị dân, quý tộc Thăng Long. Dòng tranh này chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo vùng miền dân tộc.
Đây là kết quả của sự giao thoa giữa Phật giáo, Nho giáo, loại hình tượng thờ điêu khắc ở đình chùa và nét đẹp trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa có tài liệu nào cho biết chính xác thời điểm ra đời của dòng tranh dân gian Hàng Trống, nhưng cho đến nay, đây vẫn được coi như dòng tranh đậm nét Thăng Long – Hà Nội, được tạo nên từ lòng yêu nghệ thuật, sự tài hoa của những con người Hà Thành xưa.
Tranh Lợn Kim Hoàng – dòng tranh dân dã gắn liền đời sống nông thôn. |
Tranh Hàng Trống có hai loại chính là tranh thờ và tranh Tết, không gian tranh thường là phòng khách thoáng đãng hoặc nơi linh thiêng thờ cúng, chịu nhiều ảnh hưởng của tranh Niêu hoa Trung Quốc với các đề tài “Đám cưới chuột”, “Vinh hoa, phú quý”, “Thất đồng”…
Khác với tranh Đông Hồ hay tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét đen lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông. Khổ tranh thường to và dài, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao cửa rộng nơi thành thị, bởi vậy mà đây được coi là dòng “tranh quý tộc” dành cho tầng lớp thị thành xưa.
Phường tranh dân gian Hàng Trống phát triển cực thịnh vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, nhưng đến nay chỉ còn một họa sĩ lưu giữ được ván in làng nghề là họa sĩ Lê Đình Nghiêm, con cháu nghệ nhân Lê Đình Liệu, còn lưu giữ được khoảng 50 ván in Hàng Trống, cổ nhất có tuổi chừng 200 năm.
Tranh Kim Hoàng, nét đặc sắc riêng khó phai lẫn.
Tranh dân gian Kim Hoàng thuộc địa phận Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây xưa), được hình thành vào nửa sau thế lỷ XVIII. Nhận thấy dòng tranh Đông Hồ không đủ cung ứng, tranh Hàng Trống thì chỉ đủ cho Hà Nội và không thích ứng lắm với nông dân cả về thẩm mĩ và túi tiền, người dân làng Hoài Đức quyết tâm tạo ra dòng tranh mới kết hợp cả hai kỹ thuật của Đông Hồ và Hàng Trống, đặt tên là tranh Kim Hoàng.
Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như các dòng tranh cùng thời. Nét khắc tranh thanh mảnh, tỉ mỉ, màu sắc tươi tắn mang lại cho dòng tranh này giá trị riêng. Điểm đặc biệt của dòng tranh này là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh, cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hòa, chặt chẽ. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy vàng tàu hoặc giấy hồng điều nên còn được gọi là tranh Đỏ.
Bức Tố Nữ - Tranh Hàng Trống thể hiện vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam xưa. |
Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét vẽ rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người, vì thế mỗi bức tranh có sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
Năm 1915, nạn lụt lớn để cuốn trôi mất khá nhiều ván in, tiếp theo là mất mùa, đói kém, dòng tranh này suy thoái đến năm 1945 thì mất hẳn. Những bức tranh và bản khắc còn lại là báu vật của các bảo tàng, sưu tập tư nhân trong nước và nước ngoài. Việc nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi tranh dân gian Kim Hoàng tuy vô cùng khó khăn nhưng rất cần thiết để giữ gìn các giá trị văn hóa của Thăng Long – Hà Nội văn hiến nghìn năm.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51