Người lưu giữ 1.000 ký ức về “thời hoa lửa”

Thời buổi kinh tế thị trường, câu ví “tấc đất, tấc vàng” dường như đúng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Ấy vậy mà vẫn có những người dành ra hàng trăm “tấc vàng” để thực hiện tâm nguyện của mình và gia đình: Lập bảo tàng chứng tích chiến tranh. Có người bảo ông bị “hâm”, gia đình thừa thãi của cải mới làm những việc như vậy! Nghe rồi ông chỉ cười xòa và bình thản thực hiện “nhiệm vụ” của người lính giữa thời bình. 
nguoi luu giu 1000 ky uc ve thoi hoa lua Kỳ 2: Kiên cường những đôi “mắt thần” giữ biển
nguoi luu giu 1000 ky uc ve thoi hoa lua Cha ông làm nên lịch sử, tuổi trẻ phải làm nên chiến tích

Gian khó những ngày đầu lập bảo tàng

Một buổi chiều đầu năm, gió Hồ Tây thổi lồng lộng, chúng tôi tìm gặp ông Hiệp “bảo tàng”. Bên ấm trà ướp sen bốc hơi nghi ngút, câu chuyện quanh việc lập bảo tàng của cựu chiến binh (CCB) làng Phú Thượng đậm nghĩa, đậm tình. Chẳng còn “thét ra lửa” như mọi khi bởi CCB Nguyễn Mạnh Hiệp vừa trải qua một cơn tai biến.

nguoi luu giu 1000 ky uc ve thoi hoa lua
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp bên những kỷ vật

Dù sức khỏe đã suy giảm nhiều nhưng ánh mắt, nụ cười ông vẫn toát lên niềm nhiệt huyết với đồng đội và công việc. Người bạn đời của ông, bà Phan Thị Hồng Liên ngồi bên cạnh, vừa nắn bàn tay cho chồng vừa góp chuyện về quá trình sưu tầm hiện vật của chồng.

Theo bà kể thì hơn 20 năm qua, xung quanh công việc sưu tầm hiện vật cũng lắm nỗi nhọc nhằn. Nhưng ông Hiệp nhìn vợ rồi lại cười xòa dặn vợ “giấu chuyện”. Có lẽ, những người đàn ông “thét ra lửa” như ông ngại nói về sự nhọc nhằn, tốn kém khi thực hiện “nhiệm vụ” nghĩa tình!

Tại nhà ông hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật có giá trị, mỗi hiện vật không chỉ chứa đựng một câu chuyện lịch sử mà còn là chuyện về quá trình đi tìm mua và mang nó về.

Ông Hiệp nhớ lại, khoảng tháng 6/2008 có chuyến đi vào Nghệ An và Quảng Trị tìm mua hiện vật. Khi đó ông rất mừng, có bao nhiêu tiền mang theo ông dành để mua hiện vật, chỉ còn để lại ít tiền đi đường. Nhưng thật không may là trên đường về tới Quảng Bình, trời đổ mưa, bão. Đến bến Phà Gianh, cả đoàn xe không thể qua, phải nằm chực chờ mấy ngày liền.

Bão mưa trên trời nhưng bão giá thì ở ngay đó. Cái gì cũng đắt đỏ, số tiền để lại đi đường chẳng mấy chốc tiêu hết. Ông cùng người lái xe phải ăn bánh mì, uống nước lọc cầm hơi. Thế rồi xe cũng qua được phà. Tưởng thế là xong, ai ngờ đi được một đoạn xe lại hết xăng. Lúc này ông mới phải gọi điện cho bạn bè đến “viện trợ”. Sau lần đó trở về nhà, ông ốm cả tuần liền.

Ông Nguyễn Mạnh Hiệp sinh năm 1949. Năm 1967, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có anh trai hy sinh trên chiến trường, nhưng ông vẫn tình nguyện vào bộ đội. Ông Hiệp cùng với sư đoàn 320B của mình đã trải qua bao trận đánh khốc liệt từ Đường 9 Nam Lào rồi vào Quảng Trị, giành được nhiều chiến thắng vẻ vang.

Cuối năm 1969, ông bị thương nặng và được điều trị tại Đoàn an dưỡng 580. Tại đây, sự chăm sóc tận tình của các bác sỹ quân y, y tá, điều dưỡng quân đội đã tiếp sức cho ông vượt qua nỗi đau về thể xác. Sau đó, ông được điều về làm cán bộ khung, huấn luyện và chuyển quân bổ sung cho các đơn vị. Cuối năm 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Bộ Văn hóa, rồi Bộ Giao thông vận tải và làm việc ở đó cho đến lúc nghỉ hưu.

Mặc dù nghỉ hưu nhưng những năm tháng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của ông, bởi những vật dụng cá nhân được giữ lại từ ngày đó và cũng do những vết thương nhức nhối mỗi khi trái gió trở trời. Ông tâm sự rằng, đối với nhiều người, những vật phẩm của chiến tranh là đồ phế phẩm, đáng sợ hoặc gợi ký ức buồn, nhưng với ông nó lại có một sức hút kỳ lạ.

Bởi với nó, ông như được sống lại quãng đời gian khổ, khốc liệt nhưng cũng đầy vinh quang và tự hào của ông cùng đồng đội, đồng chí, đồng bào. Chính vì vậy ông yêu thích chúng, muốn đi tìm rồi gom nó lại...

Chả thế mà hễ hay tin ở đâu người dân tìm được các kỷ vật như nhật ký, bom mìn, quân trang và vật dụng của bộ đội ta hoặc địch còn sót lại, là ông tìm đến hỏi mua bằng được. Gần đây nhất, ông mới mang về ba quả bom từ chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị).

Bảo tàng chứng tích chiến tranh – nơi gửi gắm, lưu giữ những tâm huyết của cả cuộc đời người lính già là ngôi nhà hai tầng, mỗi tầng rộng chừng 40m2. Không gian trước cửa bảo tàng là nơi ông Hiệp trưng bày các loại vỏ bom, đạn pháo, các loại vỏ đạn tên lửa...

Kế đó là những tủ kính gọn gàng ở hai bên bảo tàng, lưu lại rất nhiều những vật dụng thời chiến như ba-lô, mũ cối, chiếc cặp lồng, ca uống nước, hộp đựng thuốc, xoong, nồi... của bộ đội ta bên cạnh những áo giáp, súng đạn, máy tra tấn điện, dù nhảy dài 18m… của quân thù. Bước vào phía trong, ở vị trí trang trọng nhất là bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Ở giữa bảo tàng, ông đặt chiếc bàn làm việc của cán bộ, chiến sĩ nơi chiến trường xưa với máy bộ đàm, văn kiện chiến đấu… Trên tường là hàng trăm bức tranh, ảnh lưu lại dấu ấn về những trận đánh lịch sử trong hai cuộc kháng chiến, nổi bật là bộ ảnh mười cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc hay bức ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Phu Văn Lâu đánh dấu sự kiện tỉnh Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng...

Tại nhà ông hiện đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật có giá trị, mỗi hiện vật không chỉ chứa đựng một câu chuyện lịch sử mà còn là chuyện về quá trình đi tìm mua và mang nó về. Ông Hiệp nhớ lại, khoảng tháng 6/2008 có chuyến đi vào Nghệ An và Quảng Trị tìm mua hiện vật.

Khi đó ông rất mừng, có bao nhiêu tiền mang theo ông dành để mua hiện vật, chỉ còn để lại ít tiền đi đường. Nhưng thật không may là trên đường về tới Quảng Bình, trời đổ mưa, bão. Đến bến Phà Gianh, cả đoàn xe không thể qua, phải nằm chực chờ mấy ngày liền. Bão mưa trên trời nhưng bão giá thì ở ngay đó.

Cái gì cũng đắt đỏ, số tiền để lại đi đường chẳng mấy chốc tiêu hết. Ông cùng người lái xe phải ăn bánh mì, uống nước lọc cầm hơi. Thế rồi xe cũng qua được phà. Tưởng thế là xong, ai ngờ đi được một đoạn xe lại hết xăng. Lúc này ông mới phải gọi điện cho bạn bè đến “viện trợ”. Sau lần đó trở về nhà, ông ốm cả tuần liền.

Tiếp lửa truyền thống

Hiện vật mua về ngày một nhiều, ông Hiệp nghĩ đến việc giới thiệu cho đồng đội được biết, để cùng ôn lại kỷ niệm. Mấy cháu học sinh gần nhà cũng thích thú với hiện vật, với những câu chuyện chiến trường của các ông, các bác nên thường tụ tập ở đây khá đông. Ý tưởng lập bảo tàng được hình thành.

“Lập bảo tàng ra, trước là mong lưu giữ lại những hiện vật đã từng gắn bó với bản thân và đồng đội, sau là để giới thiệu cho giới trẻ ngày nay biết được những chiến tích oai hùng của ông cha thời vào sinh ra tử để có được nền hòa bình như ngày hôm nay” - ông Hiệp tâm sự.

Vốn từng công tác trong lĩnh vực văn hóa nên ông nhanh chóng làm các thủ tục, giấy tờ để xác minh, công nhận hiện vật lịch sử... Quá trình làm thủ tục, giấy tờ cũng mất thời gian, qua nhiều công đoạn nhưng cuối cùng ý nguyện của ông, gia đình và đồng đội cũng được thực hiện. Khu trưng bày hiện vật của ông chính thức được công nhận là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trong niềm vui mừng của đông đảo mọi người…

Hiện tại, Bảo tàng chứng tích chiến tranh của ông còn lưu giữ được khá nhiều các kỷ vật quý, có giá trị lịch sử. Tất cả các kỷ vật này đều được chủ nhân của chúng giữ gìn rất cẩn thận trong tủ kính, trong hòm riêng. Ông còn cẩn thận chú thích rất chi tiết, rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ vào phía dưới mỗi kỷ vật.

Trong khu vực trưng bày này, mỗi kỷ vật thường gắn với một câu chuyện cảm động. Nhiều kỷ vật trong bảo tàng của ông rất đỗi thân thuộc đối với một người lính đi chiến trận năm xưa như: Chiếc gậy Trường Sơn, tấm áo trấn thủ, đôi dép cao su đã mòn gót hoặc những thứ vũ khí được quân dân ta sử dụng trong chiến đấu một thời đã làm cho kẻ thù khiếp vía như dao găm, mã tấu, bàn chông gài bẫy địch, cung nỏ…

Ngày 30/4 đang đến rất gần. Chỉ mong sức khỏe của ông nhanh chóng hồi phục để tâm nguyện xây dựng và phát triển Bảo tàng - nơi lưu giữ lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ - sớm được thực hiện.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động