Người Hà Nội tương thân, tương ái trong mùa dịch

(LĐTĐ) Với tinh thần tương thân tương ái, đóng góp một phần công sức cùng chính quyền chống dịch, vợ chồng anh Nguyễn Phan Huy Khôi và chị Lam Kiều - chủ một doanh nghiệp ở Hà Nội đã tặng thực phẩm đến những người có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại Thủ đô. Hành động đẹp trên đã nhanh chóng được lan tỏa và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng.
nguoi ha noi tuong than tuong ai trong mua dich Người có hoàn cảnh khó khăn ấm lòng từ những gói thực phẩm miễn phí trong mùa dịch
nguoi ha noi tuong than tuong ai trong mua dich Chung tay vượt qua khó khăn mùa dịch
nguoi ha noi tuong than tuong ai trong mua dich Hà Nội tăng nguồn cung hàng hóa gấp nhiều lần, người dân không lo thiếu

San sẻ khó khăn với chính quyền

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội trong việc phòng chống dịch Covid-19, những cửa hàng bán mặt hàng không thiết yếu của Thủ đô đều đóng cửa chống dịch. Các cửa hàng ngừng kinh doanh cũng khiến cho lượng lớn lao động bị cho nghỉ việc luân phiên, nghỉ hưởng 70% lương hoặc thậm chí là nghỉ không lương. Để sẻ chia những khó khăn với những hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng anh Khôi và chị Lam Kiều đã khởi xướng chương trình tặng thực phẩm hằng ngày với thông điệp: "Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

nguoi ha noi tuong than tuong ai trong mua dich
Những người có hoàn cảnh khó khăn nhận lương thực tại địa điểm trụ sở báo Lao động Thủ đô. (Ảnh: Việt Linh)

Nói về ý tưởng thực hiện chương trình, anh Nguyễn Phan Huy Khôi cho biết: “Trước kia, mình và vợ thường xuyên làm từ thiện ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, đối tượng mình hướng tới là những người có hoàn cảnh khó khăn đang sống tại Thủ đô vì khi thực hiện cách ly xã hội họ sẽ gặp khó khăn do không có tiền dự trữ. Bên cạnh đó, vợ chồng mình cũng thấu hiểu được sự vất vả của chính quyền khi vừa căng mình chống dịch vừa đảm bảo cuộc sống cho người dân, do đó hai vợ chồng mong muốn đóng góp một phần công sức, san sẻ bớt gánh nặng cùng chính quyền.”

Để kịp thời động viên, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, ngay sau khi có chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ, vợ chồng anh chị đã lên kế hoạch triển khai hoạt động trên. Theo đó, vợ chồng anh Khôi chị Kiều đã mua 393 kg gạo và chuyển tới xóm chạy thận ở Bạch Mai để hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhân. Anh chị đã bỏ ra 100 triệu đồng để triển khai tới các đầu mối hàng hóa để mua thực phẩm. Sau khi đăng tải hoạt động này lên trang facebook cá nhân, vợ chồng anh chị nhận được khá nhiều phản hồi tích cực, nhiều cá nhân mong muốn được đóng góp thêm để duy trì chương trình.

“Ban đầu, vợ chồng mình nghĩ rằng sẽ phải dùng toàn bộ tiền của gia đình để triển khai mua thực phẩm hỗ trợ cho người dân, khi nào hết sẽ bỏ thêm, tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai mình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng. Trên trang facebook của mình, người ủng hộ 10 hộp mỳ tôm, người ủng hộ 100 quả trứng, thậm chí con số ủng hộ vật phẩm còn nhiều hơn nữa, người có nhiều, người có ít nhưng đó đều là tấm lòng của mọi người dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên tinh thần tương thân, tương ái.” – anh Khôi phấn khởi cho hay.

Ngày đầu tiên triển khai chương trình tại 2 địa điểm là 65 Hàm Long và Ký túc xá Mễ Trì, vợ chồng anh Khôi chị Kiều và những người bạn rất vui bởi đa số người dân có nhu cầu đã được nhận thực phẩm. Tuy nhiên, sau ngày đầu tiên, nhận thấy điểm phát tại Hàm Long không gian chật chội, không đủ phân luồng để giữ khoảng cách an toàn nên vợ chồng anh Khôi quyết định chuyển địa điểm phát ở Hàm Long sang khu vực Lê Văn Lương.

Do làm việc công khai, minh bạch về tài chính nên chương trình đã nhận được sự tin tưởng của cộng đồng. Hiện nay, các khoản đóng góp của các cá nhân đến chương trình đều được Ban Điều phối cập nhật hằng ngày trên các bài viết để đảm bảo nguồn đóng góp của mọi người được đến tay những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui khi nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, anh Khôi cũng bày tỏ lo lắng khi có một số đối tượng dùng hình ảnh của chương trình để kêu gọi ủng hộ.

“Hiện tại, có một số đối tượng đăng hình ảnh của chương trình và kêu gọi ủng hộ, mình lo ngại vấn đề này sẽ gây rối loạn trên cộng đồng. Để chương trình thực sự đi vào hiệu quả, mình mong muốn các nhóm tự phát hãy liên hệ với Ban điều phối chương trình để có sự phối hợp cùng chung tay giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng. Chúng ta cần có cách thức làm bài bản và thống nhất, tránh trường hợp lợi dụng chương trình để trục lợi cho bản thân, làm ảnh hưởng tới uy tín của chương trình”- anh Khôi bày tỏ.

Tính đến ngày 5/4, ngoài 2 địa điểm Ký túc xá Mễ Trì và khu vực Lê Văn Lương, chương trình “Tặng thực phẩm đến những người có hoàn cảnh khó khăn” đã triển khai được thêm 2 điểm nữa tại 420 Lạc Long Quân và trụ sở báo Lao động Thủ đô- 1A Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm. Các điểm phát này sẽ đảm bảo đủ thực phẩm cung cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn tối thiểu đến ngày 15/4/2020 hoặc kéo dài hơn nếu tình hình dịch vẫn tiếp tục phức tạp.

Những kỷ niệm không thể nào quên

Trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình tặng thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội, rất nhiều cá nhân đã để lại ấn tượng sâu sắc với anh Khôi. Dẫu chỉ là những con người bình thường, thế nhưng với anh Khôi, họ giống như những đóa sen tỏa hương, tuy không giàu có về vật chất nhưng họ sẵn sàng đóng góp cả ngày lương của mình, thậm chí còn nhiều hơn để tương trợ, bao bọc dân tộc mình trong những ngày khó khăn.

Để chia sẻ thực phẩm đến với những người có hoàn cảnh khó khăn không đến được các điểm chia sẻ thực phẩm, nhu yếu phẩm, thời gian tới, Ban điều phối chương trình sẽ liên hệ với các nhóm tình nguyện, hội Chữ thập đỏ, chính quyền địa phương để nhận được sự trợ giúp. Cùng đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố trong việc phòng tránh dịch bệnh, ban Điều phối chương trình yêu cầu mọi người đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tới nhận thực phẩm tại các điểm phát quà.

Anh Khôi kể rằng, người đầu tiên để lại ấn tượng trong anh là một bác khá lớn tuổi, đi xe đạp, ăn mặc giản dị, bác dừng lại ở trước điểm phát quà, đôi mắt chăm chú đọc kỹ tấm bảng chứa thông điệp “Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”. Đọc xong, bác đứng đó khá lâu, thấy bác phân vân, mọi người trong nhóm giải thích cho bác về mục đích mà chương trình hướng tới là trợ giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi cân nhắc, bác quyết định không lấy, bác có nói với anh Khôi rằng: “Bác không lấy đâu vì bác vẫn chưa cần đến!”.

Hay như với trường hợp của một cô đang làm việc tại Công ty vệ sinh môi trường, sau khi kết thúc ca làm, cô đã tới điểm ký túc xá Mễ Trì để gửi tặng 200 nghìn đồng cho chương trình. Cô có nhắn lại với bảo vệ rằng thu nhập của cô không nhiều và gia đình cũng không khá giả, thấy chương trình thực sự ý nghĩa nên cô ủng hộ.

“Quả thực, số tiền đó với mọi người có thể không nhiều nhưng với bản thân mình, 200 nghìn của cô công nhân lúc này thực sự rất đáng trân trọng vì hiện giờ với người lao động khó khăn thì một đồng cũng là đáng quý” – anh Khôi xúc động.

Cùng đó, trong quá trình thực hiện chương trình chia sẻ thực phẩm, vợ chồng anh Khôi cũng nhận được sự giúp đỡ của một số tổ chức tình nguyện. Cụ thể có thể kể đến như các bạn sinh viên trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhân viên siêu thị Vinmart Thăng Long hay nhóm tình nguyện của bạn Nguyễn Minh đã giúp chương trình đóng gói thực phẩm; một số nhóm tình nguyện cũng tới đăng ký vận chuyển thực phẩm tới tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn…

Với vợ chồng anh Khôi, điều vui nhất với anh chị trong những ngày này là những món quà của vợ chồng anh và cộng đồng đã được đến tay những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn. Có rất nhiều người khó khăn sau khi nhận quà đã gửi lời cảm ơn đến chương trình bằng thái độ trân trọng và quý mến.

“Những nụ cười hạnh phúc của những người có hoàn cảnh khó khăn chính chính là động lực để mình, anh em bạn bè các nhà hảo tâm quyết tâm làm thật tốt để chương trình kéo dài không bị gián đoạn. Mình mong rằng, trong thời điểm khó khăn hiện tại, người khó khăn ít thì san sẻ cho người khó khăn nhiều, người đang tạm ổn thì san sẻ bớt cho người không ổn” – anh Khôi cho hay.

L. Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động