Người dân điêu đứng vì cá chết hàng loạt
![]() | Cá chết hàng loạt trên sông Vinh |
Thiệt hại nặng nề
Chỉ trong vòng 3 ngày gần đây, các lồng bè nuôi cá của 62 hộ dân xóm Vĩnh Phong và Vĩnh Phú, xã Hộ Độ đồng loạt chết trắng. Theo thống kê, đã có 35 hộ dân có cá chết trắng, số còn lại cá cũng chết nhưng số lượng ít hơn. Trong số đó có một số hộ cá đã chết sạch, bình quân mỗi hộ thiệt hại nặng vào khoảng 1200 con đến 2000 con cá chết, ở mức độ nhẹ hơn thì rơi vào khoảng 300 đến 500 con /1 hộ.
![]() |
Ông Võ Viết Lượng chèo thuyền vớt cá đem về nhà |
Gia đình ông Võ Viết Lượng là hộ dân thiệt hại nhiều nhất, 4 lồng cá của ông với gần 5.000 con nay đã chỉ còn mấy trăm con, gần như đã mất trắng. Hằng ngày, ông chỉ biết chèo thuyền ra các lồng cá của mình để vớt cá chết ra, tránh ô nhiễm gây chết cho số cá còn lại. Ngoài việc cá chết, hàng chục lồng nuôi cá cũng bị hư hại nặng, gây thiệt hại lớn cho các hộ dân.
Không biết làm gì, người dân nuôi cá giờ chỉ còn cách bắt cá lên bán, hi vọng kiếm lại được chút nào hay chút ấy, bởi nếu không bán, chỉ trong vài ngày nữa số cá còn lại cũng sẽ chết.
“ Bình thường, giá cá bán ở chợ là 125 ngàn đồng/ 1kg, thế nhưng bây giờ chỉ bán được 25 ngàn đồng/ 1kg. Biết là quá rẻ nhưng chúng tôi cũng phải bán thôi chú ạ, kiếm được đồng nào hay đồng ấy, gom góp lại về chuẩn bị trả lãi cho ngân hàng” – ông Võ Viết Lượng nuốt nước mắt, cho biết .
Khi được hỏi về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt người dân cho biết là do đợt mưa vừa rồi, đơn vị quản lý cống Đò Điệm xả nước không thông báo cho người dân. Nước lũ xả quá nhanh khiến độ mặn của nước sông giảm gây sốc cho cá. Ngoài ra, khi xã lũ nước bẩn kèm theo các hóa chất của thuốc trừ sâu ở đồng ruộng xuống gây ngộ độc cho cá; bèo lục bình dạt vào lồng cá, khiến cá thiếu oxi dẫn đến chết ngạt.
Bên cạnh đó nhiều hộ dân còn cho rằng, việc xã chỉ đạo sai kĩ thuật, các lồng cá của các hộ dân không được cấp trên nghiệm thu dẫn đến việc cá đến vụ thu hoạch mà không được bán nên mới xảy ra vụ việc này.
Trước thiệt hại quá lớn, nhiều hộ dân đã kêu cứu chính quyền để được hỗ trợ, thế nhưng giải pháp mà chính quyền đưa ra cũng chỉ mang tính tình thế. UBND xã Hộ Độ đã vận động người dân trước mắt cần vớt số lượng cá còn lại lên bán khẩn trương, kêu gọi người dân trong xã mua ủng hộ cho các hộ bị thiệt hại. Bên cạnh đó xã Hộ Độ đã kiến nghị lên huyện, tỉnh để nhờ giúp đỡ và giải quyết vấn đề xả nước cống Đò Điệm mà không thông báo cho người dân.
![]() |
Cá chết hàng loạt trong lồng |
Nghèo càng thêm nghèo
Nằm trong chương trình phát triển nông thôn mới, xã Hộ Độ cùng với huyện Lộc Hà đã vận động người dân nuôi cá chẽm lồng bè trên sông Hộ Độ.
Vốn là người cựu chiến binh giám nghĩ giám làm, mong muốn có một cuộc sống đỡ vất vả hơn, ông Võ Viết Lượng đã cùng bà con vay vốn ngân hàng về nuôi cá. Riêng gia đình ông đã nuôi 4 lồng cá với số vốn lên đến gần 400 triệu đồng.
Sau 7 tháng trời mất ăn mất ngủ trên sông cùng với các lồng cá, chăm sóc cẩn thẩn, đàn cá của ông đã đến thời hạn thu hoạch. Tuy nhiên chỉ trong ba ngày, đàn cá của ông đã chết gần hết. Lau nước mắt, ông tâm sự: “Gia đình tôi nuôi 4 lồng cá chẽm và cá hồng số lượng gần 5000 con, nhưng chỉ trong 3 ngày cá đã chết gần hết, chỉ còn sót lại một ít. Bao nhiêu vốn, công sức bỏ ra trong 7 tháng trời bây giờ mất hết rồi chú ạ”. Theo như tính toán nếu thuận lợi, sau khi thu hoạch gia đình ông có thể thu về hàng trăn triệu đồng. Thế nhưng bây giờ gia đình ông đang rơi vào cảnh trắng tay.
![]() |
Người dân vớt cá chết ra để tránh gây ô nhiễm cho đàn cá |
Cùng cảnh ngộ với ông Lượng, anh Trương Quang Dần cũng có 1 lồng cá đến vụ thu hoạch nhưng chỉ trong 1 ngày cá đã chết gần hết. Vốn là hộ cận nghèo, gia đình anh Dần đã vay mượn gần 80 triệu đồng của ngân hàng, ngoài ra còn vay gần 30 triệu của tư nhân với lãi suất rất cao để đầu tư nuôi cá. Cuộc sống của gia đình anh với 6 miếng ăn đều trông chờ vào các lồng cá, vậy mà giờ đây đã mất trắng. Số nợ ngân hàng không biết lấy gì để trả, 4 đứa con anh đang tuổi ăn học, gánh nặng lại đè lên vai vợ chồng anh.
Cũng giống như ông Lượng và anh Dần các hộ bị thiệt hại cũng có hoàn cảnh hết sức khó khăn, đều thế chấp tài sản để vay vốn về nuôi cá, bây giờ cá chết cũng không biết phải làm gì. Trong lúc này, người dân chỉ còn biết trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền, hỗ trợ cho họ một phần nào đó để chia sẻ sự mất mát.
“Chúng tôi hi vọng chính quyền hỗ trợ một phần nào đó để tiếp tục thả lứa sau, một phần mong muốn ngân hàng cho chúng tôi kéo dài thời gian trả nợ, vì bây giờ chũng tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả” – ông Lượng cho biết.
Ngọc Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/4: Có mưa rào, cục bộ có nơi mưa to
Môi trường 26/04/2025 06:14

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh
Môi trường 25/04/2025 06:42

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính
Đô thị 24/04/2025 10:29

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông
Môi trường 24/04/2025 06:25

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm
Longform 23/04/2025 09:56

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi
Môi trường 23/04/2025 06:16

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác
Môi trường 22/04/2025 06:17

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông
Môi trường 21/04/2025 05:53

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025
Môi trường 20/04/2025 21:56

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì
Môi trường 20/04/2025 06:35