Người đại biểu xuất sắc của giai cấp công nhân Việt Nam
Quê hương Bác Tôn sẵn sàng cho ngày lễ trọng đại | |
Nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích đoàn viên công đoàn và NLĐ |
Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân nghèo tại Cù Lao Ông Hổ, tổng Bình Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Với ý chí quật cường yêu quê hương, đất nước, ngay khi là công nhân, đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm thức tỉnh tinh thần yêu nước.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm công nhân làm việc tại Nhà máy Ba Son. Ảnh tư liệu |
Năm 1912, khi mới 24 tuổi, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sửa chữa tàu thủy Ba Son, mở đầu cho cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao nhưng rất vinh quang của người.
Năm 1916, đồng chí Tôn Đức Thắng bị động viên sang Pháp để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau 3 năm làm công nhân ở Pháp, năm 1919, Tôn Đức Thắng trở lại Sài Gòn trong hành trang của người thủ lĩnh phong trào thanh niên, phong trào công nhân, đã có thêm kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Công đoàn, nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
Với kinh nghiệm hoạt động trong phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng thấy cần thiết thành lập tổ chức để vận động, tập hợp, lãnh đạo công nhân để đấu tranh giành quyền lợi cho bản thân họ.
Ý thức việc cần phải lập ra Công hội để công nhân tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, bênh vực nhau trong việc đòi chủ đảm bảo quyền lợi thiết thực cho mình. Tuy nhiên, do điều kiện tại Việt Nam chưa chín muồi, nên tổ chức phải hoạt động bí mật. Dó đó, tổ chức Công hội tại Sài Gòn đã bí mật ra đời vào cuối năm 1920 trở thành tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Lý giải về việc phải ra đời, hoạt động bí mật của tổ chức Công hội – tiền thân sơ khai của tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết: Đồng chí Tôn Đức Thắng đã vận dụng sáng tạo mô hình Nghiệp đoàn Pháp trong điều kiện thuộc địa của Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng do ở Việt Nam, Nghiệp đoàn không thể thành lập công khai mà chỉ có thể hoạt động bí mật.
Theo đó, những hội viên đầu tiên thời đó đã phân công nhau đến các nhà máy, xí nghiệp trong thành phố để bí mật tuyên truyền và kết nạp hội viên mới. Từ các cơ sở ban đầu, nhóm nòng cốt của đồng chí Tôn Đức Thắng đã nhanh chóng tỏa đi các tỉnh, thành phố xây dựng cơ sở của Công hội tại Dầu Tiếng, Trà Vinh, Dĩ An...
Với cách làm như vậy, tính đến năm 1925, tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng tổ chức đã có 300 hội viên và trở thành tổ chức tương trợ, vận động và hướng dẫn công nhân đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho mình. Sự kiện chứng tỏ sự lớn mạnh của tổ chức Công hội và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam chính là việc Công hội bí mật ở Sài Gòn, đứng đầu là đồng chí Tôn Đức Thắng, đã lãnh đạo hơn 1.000 công nhân Ba Son tiến hành bãi công vào tháng 8/1925.
Cuộc bãi công sau đó chuyển sang lãn công của công nhân Ba Son đã diễn ra thành công, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị quan trọng.
Ôn lại lịch sử của tổ chức, gắn liền với tên tuổi và quá trình cống hiến của đồng chí Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên công nhân nổi dậy đấu tranh do tổ chức Công hội đứng ra lãnh đạo, góp phần vào quá trình chuyển mình của giai cấp công nhân Việt Nam - từ giai cấp tự mình sang giai cấp của mình – đánh dấu sự chuyển biến về chất của giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có vai trò và sự đóng góp rất lớn của người thợ máy lành nghề Tôn Đức Thắng. Đồng chí Tôn Đức Thắng – người đại biểu xuất sắc của giai cấp công nhân đã đưa giai cấp công nhân Việt Nam sang một trang mới.
“Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã và sẽ luôn tự hào về người thợ tiêu biểu Tôn Đức Thắng vì những cống hiến của Người trên phương diện tổ chức và hoạt động công đoàn. Bởi đồng chí Tôn Đức Thắng là người đã mang ánh sáng của cách mạng Tháng Mười Nga, ánh sáng của cách mạng vô sản về soi sáng phong trào công nhân và phong trào cách mạng trong nước.
Đặc biệt, từ kinh nghiệm hoạt động Nghiệp đoàn ở Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã thành lập ra tổ chức Công hội bí mật – hình thức tổ chức sơ khai đầu tiên của tổ chức Công đoàn Việt Nam.”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật khẳng định.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23