Ngôi làng lưu giữ nhiều tục lệ độc đáo... giữa lòng Thủ đô

Cả làng từ người già đến trẻ nhỏ không ai được gọi người sinh ra mình hay nuôi dưỡng mình là bố. Câu chuyện nghe tưởng đùa này không ở đâu xa mà ngay tại ngôi Làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội)  cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 15km.
tin nhap 20170721142807 Xem trai làng tô son, đánh má hồng
tin nhap 20170721142807 Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
tin nhap 20170721142807 Nhớ quai thao Triều Khúc

Tục không được gọi “bố”

Đi khắp phố phường Hà Nội mới thấy Triều Khúc là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong với những dấu chữ Hán còn ghi lại khiến cho con người ta khi đến đây mới cảm nhận được ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc sô bồ của xã hội hiện đại.

tin nhap 20170721142807
Một góc ngôi Làng Triều Khúc.

Không chỉ là những giá trị vật chất mà những giá trị tinh thần vẫn luôn được lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn với một niềm tự hào của người dân. Trong đó, có một tục lệ vô cùng đặc sắc đó là tục không được gọi “bố”. Cụ cai làng Nguyễn Huy Oanh tâm sự: “ Tục lệ này đã từ xa xưa lắm. Cụ cũng chẳng rõ được là ngày tháng năm nào nhưng nó như đi vào sâu ý thức của người dân và mọi người nơi đây trân trọng, rất giữ cái lệ này như chính cuộc sống thường ngày của họ vậy. Và tục lệ này cũng duy chỉ có ở đây chứ chẳng thể là ở đâu khác.”

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Vị trí ngôi làng xung quang có nhiều trường đại học lại vốn gần trung tâm nên người dân từ các nơi khác đến làm ăn ngày một đông. Họ là dân ngoại địa khi mới đến đều không nắm được những tục lệ nơi đây thế nhưng tục lệ này tại làng Triều Khúc được người dân làng luôn nghiêm ngặt gìn giữ vậy nên tất cả những người ngoài đến một thời gian đều sửa đi cách xưng hô của mình.

Ai là “Bố” của dân làng

Tục lệ kiêng gọi bố của dân làng xuất phát từ một truyền thuyết rất hay và được cụ cai làng Huy Oanh chia sẻ “Làng Triều Khúc là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh để đánh thành Tống Bình. Như thế là một vinh dự cho làng Triều Khúc, cho nên ở nghi môn đình bây giờ vẫn còn đôi câu đối: An Nam tráng khí sơn hà tại/Bình Bắc du linh thảo mộc chi. Tức là “Khí mạnh dựng trời Nam, núi sông còn mãi/Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi”. Phùng Hưng đem quân tiến về Tống Bình, suốt dọc đường hành quân, dân chúng nô nức kéo nhau đón mừng nghĩa quân như đi hội. Nhiều người nhập đoàn quân, nên khi các đạo quân tiến sát chân thành Tống Bình, thì Đô hộ phủ như một cù lao, giữa biển người mang binh khí trùng điệp. Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Đô quan Phùng Hưng kéo quân vào thành Tống Bình dựng nền tự chủ, trị nước.

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (728) Phùng Hưng lên ngôi Vua và mất năm Mậu Thìn 788. Ngài mất khiến nhân dân cảm thấy như mất cha, mất mẹ. Thời xưa gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên người dân tôn hiệu Phùng Hưng là: Bố Cái đại vương. Tiếp nối cha, con của Phùng Hưng là Phùng An lên ngôi trị vì đất nước.

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, dân làng Triều Khúc kiêng 4 chữ Hưng – tên Ngài, An – tên con trai Ngài, Bố - là Cha và Cái – là Mẹ”

Cụ Nguyễn Thái - Hội trưởng hội Người cao tuổi trong làng năm nay cụ đã 78 tuổi nhưng vẫn tinh thông, còn nhớ rõ “Trong Ngọc phả của làng vẫn ghi rõ phải kiêng 4 chữ đó. Người dân ở đây cực kỳ kiêng kỵ và không ai dám đặt tên con theo bốn chữ đó vì sợ phạm húy. Người nơi khác có đến đây thì kiểu gì cũng phải tuân theo luật lệ của làng. Nếu mà có tên giống cũng phải gọi lái đi”. Người dân làng Triều Khúc rất yêu làng và tràn đầy niềm tự hào về làng. Như cụ Thái còn sáng tác những bài thơ ca ngợi về làng quê mình với những vần thơ đượm chất trữ tình và ngập tràn tình yêu. Một số bài thơ như “Nhớ ơn nghề tổ”, “Hội quê tháng tám”, “Giếng nước quê em”, “Một thoáng quê hương”... Cụ cũng như những người dân nơi đây luôn tràn ngập trong tim tình cảm yêu mến vô bờ bến đối với quê hương mình.

Hằng năm, từ ngày 10-12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng Triều Khúc lại tưng bừng mở hội và rước kiệu Ngài quanh làng. Trong lễ hội, điệu múa “con đĩ đánh bồng” – nam giả nữ để múa trống được nhiều người quan tâm. Theo tương truyền, đó là điệu múa do Bố Cái đại vương sáng tạo ra để mua vui cho binh lính đi đánh giặc xưa kia.

Phong Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động