NGND Hoàng Kiều - nhạc sĩ gạo cội của làng chèo qua đời ở tuổi 92
Khi chèo thu hút giới trẻ | |
“Nổi gai ốc” với màn giả điên hát chèo của cậu bé 8 tuổi |
Nhạc sĩ Giáng Son cho biết, thân phụ của chị là nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, NGND Hoàng Kiều tạ thế lúc hồi 07h40 ngày 10/8/2017, hưởng thọ 92 tuổi. Lễ viếng của ông bắt đầu từ 7h đến 9h sáng ngày 12/8 (tức 21/6 năm Đinh Dậu) tại Nhà tang lễ Cầu Giấy, phố Trần Vỹ, đường Lê Đức Thọ kéo dài, TP. Hà Nội. An táng tại quê nhà thôn Cao, Bảo Khê, TP Hưng Yên.
Nhạc sĩ Hoàng Kiều tên thật Tạ Khắc Kế, sinh ngày 12/4/1925, quê Kim Động - Hưng Yên. Ông tu nghiệp âm nhạc tại Vũ Hán (Trung Quốc) từ năm 1950- 1953, sau đó về công tác tại Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương.
Năm 1956, ông phụ trách Ban Nghiên cứu Nhạc Múa Bộ Văn hóa - Thông tin, rồi làm Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh kiêm Chủ nhiệm Khoa Kịch hát dân tộc cho đến khi nghỉ hưu năm 1989.
Chân dung NGND Hoàng Kiều. Ảnh: GĐCC. |
Sự phát triển của sân khấu cổ truyền, đặc biệt là sân khấu chèo là mối quan tâm hàng đầu trong suốt cuộc đời của nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, NGND Hoàng Kiều. Trong gia tài tác phẩm của mình, ông sáng tác nhạc cho hơn 20 vở chèo, trong đó có nhiều vở đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật chèo như: Súy Vân, Từ Thức gặp tiên, Phan trần...
Trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, nhạc sĩ Hoàng Kiều cũng rất quan tâm đến đề cải cách. Một số tác phẩm sân khấu kịch hát truyền thống về đề tài cách mạng có sự sáng tạo của ông như: Máu chúng ta đã chảy (1963), Bố con người gác đèn (1969), Những cô gái mặt đường (1969), Cô hàng rau (1980)...
Nhạc sĩ Hoàng Kiều cũng là một trong những tác giả tiên phong trong việc thể nghiệm sáng tác, cải biên, viết nhiều bè cho hát chèo. Tên tuổi của ông còn được biết đến qua tác phẩm khí nhạc Dòng sông hồng (1963) và một số tác phẩm nhạc múa như: Vui sản xuất” (1954), Trống ngũ lôi (1950). Ngoài âm nhạc, ông còn là tác giả kịch bản của nhiều vở chèo và cải lương như: Thiên kim tình hận, Nữ tú tài, Khát vọng ngông cuồng...
Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, NGND Hoàng Kiều còn được biết đến với tư cách là một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận và phê bình sân khấu. Các công trình nghiên cứu của ông đã để lại dấu ấn lớn trong sự phát triển của nghệ thuật chèo cũng như nghệ thuật sân khấu và âm nhạc truyền thống như: Sử dụng làn điệu chèo (1974), Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền (2001), Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ (2001), Tìm hiểu sân khấu chèo (Hoàng Kiều - Trần Việt Ngữ), Lịch sử sân khấu chèo và phát triển (2009), Các làn điệu chèo có âm nhạc (Hoàng Kiều và Hoàng Hoa), Điệu thức 5 âm và tính năng các cây đàn...
Trong lĩnh vực đào tạo, nhạc sĩ Hoàng Kiều cũng được coi là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh nói chung và ngành Kịch hát Dân tộc nói riêng. Dù đã đảm nhận các vị trí quản lý, nhưng ông vẫn tham gia giảng dạy và biên soạn các bài giảng từ trung cấp đến đại học về kịch hát dân tộc...
Bức ảnh kỷ niệm của NGND Hoàng Kiều và nghệ sĩ chèo Bích Ngọc bên các con chụp khi ông bà còn khoẻ. Ảnh: GĐCC. |
“NGND Hoàng Kiều là một tên tuổi lớn, là thầy của rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Nhiều học trò của ông cũng đã có những cống hiến, đóng góp lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Họ đã và đang giữ những trọng trách trong các đơn vị nghệ thuật trên cả nước, hoặc là những nghệ sĩ gạo cội, nghệ sĩ tài năng của nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Nên nếu để sinh động bài viết, các anh chị em có thể hỏi bất cứ nghệ sĩ tên tuổi trong làng Kịch hát truyền thống (Chèo, Cải lương, Tuồng), đặc biệt là nghệ thuật chèo từ độ tuổi 40 đến ngoài 70”, Đại diện Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhận xét.
Nghệ sĩ Hoàng Kiều kết hôn với nghệ sĩ chèo Bích Ngọc (Trần Thị Ngọc) vào năm 1966. Ông bà có 4 người con, trong đó nhạc sĩ Giáng Son là con gái út. Ngay từ nhỏ nhạc sĩ Giáng Son đã mê chèo, tự học và tự hát được nhiều trích đoạn chèo. Mong ước của Giáng Son ngay từ khi là một cô bé là được nối nghiệp bố mẹ, trở thành một diễn viên chèo chuyên nghiệp nhưng chị lại được bố hướng tới cây đàn Piano từ khi lên 5, sau đó rẽ sang sáng tác âm nhạc.
Nhạc sĩ Giáng Son kể rằng, khi “bị” bố hướng sang học Piano chị đã “phản ứng” ra mặt. Thậm chí, chị còn viết một lá thư để bày tỏ quan điểm với bố mình về việc này. Nhưng vì bố đã quyết nên cuối cùng Giáng Son vẫn phải theo học nhạc phương Tây. Những năm tháng sau này, chị luôn thầm cảm ơn bố đã định hình cho mình hướng đi nghệ thuật ngay từ nhỏ. Những sáng tác của Giáng Son dù trữ tình hay hiện đại thì vẫn luôn chất chứa tâm hồn Việt, phảng phất chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam.
Theo Hà Tùng Long/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11