Nghịch lý trong thi tuyển viên chức
Bất ngờ hàng loạt thí sinh từ đỗ thành trượt viên chức | |
CĐ viên chức Hà Nội hoạt động thiết thực, hiệu quả | |
Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức Ban quản lý các dự án trọng điểm |
Cử nhân loại giỏi vẫn trượt viên chức
Đó là chuyện của Vũ Phương Nhi (SN 1993, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chị Nhi tốt nghiệp loại giỏi, chính quy, ngành sư phạm văn. Năm 2015, chị tham gia kỳ thi tuyển viên chức của ngành giáo dục Hà Nội với kết quả cao nhất. “Mặc dù tôi đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển viên chức, nhưng vẫn bị trượt, lý do qua kỳ thi tuyển cách tính điểm của hội đồng chưa hợp lý” - chị Nhi cho biết.
Theo chị Nhi, chị tham gia tuyển viên chức ngành giáo dục giữa tháng 10.2015 với chỉ tiêu vào Trường THCS Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội). Bài thi làm khá tốt, lại có điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp 9,4 nên cầm chắc việc thi đỗ. Điểm thực hành của chị là 66,5 (điểm này được nhân đôi), điểm học tập 79,24, điểm tốt nghiệp 79,24. Với tổng điểm 291,48, chị Nhi chỉ xếp sau một thí sinh, trong khi đó trường chỉ tuyển một người.
“Theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng và quản lý công chức thì cách tính điểm như sau: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1”. Công văn số 2772 của Sở Nội vụ Hà Nội cũng nêu rõ: “Trường hợp thí sinh được làm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp thì điểm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp được thay thế 2 môn thi tốt nghiệp kiến thức giáo dục chuyên nghiệp”. Nếu áp dụng các văn bản này, tôi sẽ được nhân điểm khóa luận 9,4 x 10 = 94, điểm chứ không phải là điểm học tập là 7,924 x 10 = 79,24. Theo đó, tổng điểm của tôi sẽ là 321 điểm chứ không phải 291,48 điểm như thông báo. Với 321 điểm, tôi sẽ hơn thí sinh trúng tuyển vào Trường THCS Láng Hạ là 26 điểm. Tuy nhiên, khi có ý kiến, Hội đồng tuyển dụng viên chức lại áp dụng Khoản 3, Điều 12, Nghị định 29, trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2, nên tôi mới bị trượt như thế” - chị Nhị bức xúc.
Trường hợp học giỏi, điểm cao như Nhi vẫn bị trượt không phải là duy nhất, bởi trên thực tế có nhiều người đã từng bị như vậy. Và theo tìm hiểu của phóng viên, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ra đời khiến mỗi nơi hiểu theo một cách khác nhau, dẫn đến việc tuyển viên chức có sự “vênh” nhau giữa các địa phương.
Mỗi nơi áp dụng một kiểu
Theo ông Nguyễn Quốc Việt - Giám đốc Công ty luật Khánh Việt - thì Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định quá cứng nhắc và không sát với thực tế đào tạo, khiến nhiều ứng viên thi tuyển viên chức gặp khó khăn. Đó còn chưa kể đến việc nghị định này “đá” một số quy định của Bộ GD – ĐT.
Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP thì cách tính điểm là: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1”. Nhưng tại Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT thì lại nêu: “Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ GD-ĐT”.
“Việc Nghị định 29/2012/NĐ-CP đưa cụm từ “điểm bảo vệ luận văn” chẳng khác gì đánh đố ứng viên, cũng như việc nhiều trường ghi điểm số cụ thể đối với các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã vô tình “làm cái cớ” để nhiều đơn vị tuyển dụng áp đặt vào tính điểm tốt nghiệp” - ông Việt bày tỏ.
Điều này được thể hiện ở việc Sở Nội vụ Hà Nội gửi công văn số 2973 đến các Hội đồng thi tuyển với quy định cách tính điểm tốt nghiệp phải là trung bình cộng của 2 môn thi Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (là 2 môn điều kiện để các sinh viên năm cuối được thi tốt nghiệp hay bảo vệ luận văn) và điểm bảo vệ khóa luận hoặc điểm bảo vệ luận văn (với người tốt nghiệp thạc sĩ).
Theo ông Nguyễn Quốc Việt - Giám đốc Công ty luật Khánh Việt - thì Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định quá cứng nhắc và không sát với thực tế đào tạo, khiến nhiều ứng viên thi tuyển viên chức gặp khó khăn. Đó còn chưa kể đến việc nghị định này “đá” một số quy định của Bộ GD – ĐT. |
Theo đó, những thí sinh không ghi điểm 2 môn này thì sẽ bị quy vào “Bảng điểm không rõ ràng và không được tính điểm tốt nghiệp hay bảo vệ luận văn. Điểm của thí sinh sẽ được tính và quy đổi theo bằng tốt nghiệp. Điều này khiến những thí sinh tốt nghiệp ĐH, CĐ chính quy loại giỏi bị “chịu thiệt” so với các thí sinh tốt nghiệp tại chức hoặc có bằng ĐH loại thấp hơn.
Trong khi đó, tại tỉnh Bắc Giang thì lại có cách tính điểm trái ngược khi quy định: Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các điểm thi tốt nghiệp (không tính môn điều kiện như môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh…; không tính theo số đơn vị học trình) hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
Cũng như tại tỉnh Phú Thọ lại tính điểm theo cách không phân biệt điểm luận văn, khóa luận hay đồ án tốt nghiệp khi quy định: Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn (khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp) của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1…
Trước việc áp tính điểm thi viên chức mỗi nơi mỗi khác, theo “cách nghĩ” của từng địa phương, ông Trần Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho biết, đang xem xét để điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 29/2012/NĐ-CP. Sau khi có dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định này, Bộ sẽ công bố công khai để xin ý kiến đóng góp.
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25