Ngày xuân nhắc chuyện “Tết thầy”
'Mùng 3 Tết thầy' của người Việt Nam | |
Ngày Tết nhắc nhớ công lao người thầy | |
Cội nguồn của giáo dục |
Nét đẹp hàng trăm năm
Theo câu câu thành ngữ này, 3 ngày Tết đầu tiên là thiêng liêng nhất. Mùng một, cả gia đình về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng bên nhà cha. Tới mùng hai, cả nhà lại cùng nhau sang bên ngoại, chúc tết họ hàng bên mẹ. Mùng ba vẫn còn Tết, vẫn là ngày cho nghi lễ thăm hỏi, chúc mừng. Và ngày này chính là ngày của học trò đi thăm và chúc tết thầy.
Ngày xưa, tuy chế độ thi cử rất nghiêm ngặt với ba kì thi hương, thi hội, thi đình, song lại rất ít giáo chức, rất ít trường công, ở cấp huyện, cấp phủ chỉ có một vài huấn đạo, còn hầu hết là các lớp tư. Có thể thầy mở lớp dạy học tại nhà, cũng có thể một gia đình khá giả mời thầy tới nhà, nuôi thầy dạy con ăn học, xóm làng xung quanh gửi con đến thụ giáo, không phải nộp học phí, chỉ ngày lễ tết, cha mẹ học trò mới tới cám ơn thầy, lễ tết tùy tâm, tùy cảnh.
Ngày xưa, thầy dạy chữ và đạo lý thánh hiền để trò làm người, trò học để làm người, bởi "nhân bất học bất tri lý", để "tu thân, tề gia", cũng để dùi mài kinh sử mong đỗ đạt, công thành danh toại. Và khi đã thấu lẽ làm người, đã công thành danh toại, học trò thường không thể quên ơn thầy, niềm cung kính tri ân như một lẽ tự nhiên, không có bất kì sự miễn cưỡng nào ngoại trừ tấm lòng thủy chung hướng về nguồn cội.
Chính bởi thế mà ngày xưa, dù thời đi học đã xa, dù khi trưởng thành chỉ là bác nông dân chân lấm tay bùn hay ông nọ bà kia, xênh xang mũ áo, dù là vẫn ngụ giữa làng quê hoặc đã muôn dặm hải hồ, kinh thành, kẻ chợ... người học trò đều thấy mình có nghĩa vụ phải di chúc tết thầy, nói gọn là “Tết thầy”...
Từ trước Tết nhiều ngày, học trò thường đến nhà thầy, đem theo chút lễ vật, có khi là đơn sơ, cây nhà lá vườn, gọi là chút tình nghĩa. Đó là thúng gạo, con gà, có khi chỉ là chục cam, cân đường, đơn sơ hơn, chỉ phong bánh, gói trà ngon... để rồi mùng ba mới đến nhà thầy lễ trước bàn thờ, sau đó là cầu chúc thầy cùng gia quyến an khang thịnh vượng.
Ảnh minh họa. |
Đi tết thầy, nếu còn nhỏ thì có cha mẹ đi cùng. Nếu đã trưởng thành thì đi một mình, hoặc đồng môn, tức là bạn cùng học ngày xưa với mình. Đến nhà thầy phải khăn áo chỉnh tề, nói năng nghiêm trang lễ phép. Thầy cho ngồi mới ngồi. Thầy cho uống nước mới được uống... Nếu thầy sai đi đun nước pha trà thì trò coi như đó là một vinh dự, một phần thưởng vì vẫn được thầy coi mình là học trò cũ như ngày nào...
Càng có học vị, có quyền cao chức trọng, người học trò càng phải khiêm nhường, lễ phép. Có ông quan làm đến thượng thư, tể tướng, râu tóc hoa râm nhưng đi tết thầy, thường bỏ cáng võng ngoài đầu làng, đi bộ vào nhà thầy, đến cửa đã sụp lạy như lạy cha mình. Đương nhiên, thầy râu tóc như bông cước, ra tận cửa đón trò, đầy hỉ hả... và vui vì có người trò ngoan, bõ công mình dạy dỗ. Có những người thầy buồn bã vì có anh học trò hư hỏng, thiếu nhân cách, bất hiếu, bất trung... thầy không nhận đó là học trò của mình nữa, và dù có tết thầy bao nhiêu, thầy cũng quay mặt đi, từ chối...
Tết thầy thành nếp đẹp hàng trăm năm không thay đổi. Nó đã ăn sâu vào ý thức tiềm thức, từ học trò đến cha mẹ học trò... Người xưa nói: “Lễ bạc tâm thành” là thế. Không cần vàng bạc châu báu, chỉ cần chúc chân thành, nhất là nhân cách của một con người sống trong trời đất (nói như Nguyễn Công Trứ). Sang thế kỷ XX, thầy trò, cả con người và nếp sống cũng đã khác.
Nhưng có một điều không khác là tình thầy trò hầu như vẫn được giữ nguyên thuần phong mỹ tục. Thầy vẫn ra thầy, trò vẫn ra trò. Nếu trò có quên thì ông bà hay cha mẹ nhắc nhở, giúp đỡ trực tiếp để trò thực hiện bổn phận làm trò của mình.
Đã có nhiều thay đổi
Gần đây, xã hội ta tiến lên quá nhanh, nên có nhiều giá trị văn hoá, tinh thần bị đảo lộn, trong đó không khỏi ảnh hưởng đến tình thầy trò thiêng liêng đã bao đời.
Tết đến, người ta đi lo trả nợ nhau là chính, nhất là trả ơn riêng người nâng đỡ mình, trong đó có cấp trên... bằng nhiều cách. Đã có không ít người vì bận rộn mà xao lãng tình thầy trò, Tết đến, mải vui bè bạn, danh vọng, quyền lực mà thầy xưa chỉ còn cái bóng quá mờ nhạt trong dĩ vãng và trong tâm trí. Đó là điều đáng buồn cũng là điều đáng nói.
Một phần nữa, ngày nay chuyện học hành cũng bị thị trường chen vào làm xa rời ý nghĩa vốn có của giáo dục, nhất là giáo dục con người. Sự tác động của thời đại khiến tục lệ "Tết thầy" ngày nay cũng thay đổi khá nhiều. Có thể thấy nhiều nơi, nhiều khi..., lịch " tết thầy" đã âm thầm chuyển từ ngày mùng ba tháng Giêng âm lịch sang những ngày trước tết, thậm chí cả tháng trước tết trở thành tháng " tết thầy".
Các Ban phụ huynh họp, thống nhất, lo lễ tết từ Ban giám hiệu tới tập thể các thầy cô dạy lớp của con mình; rồi sau đó là các phụ huynh lo "đi thầy" trong tư cách cá nhân; rồi những ai không có điều kiện tới từng thầy cô, sẽ gửi "chút tấm lòng/cành hoa khô" nhờ giáo viên chủ nhiệm chuyển giúp. Và đáng buồn nhất là hầu hết những việc đó, cha mẹ làm thay cho con, các con mặc nhiên không phải nghĩ tới ngày "mùng ba lễ thầy" nữa! Phong tục uống nước nhớ nguồn" đẹp đẽ xưa cứ mai một dần với một bộ phận người thời hiện đại.
Rất may đó chỉ là hiện tượng nơi này, nơi khác... Với những người thầy đích thực, họ đủ tế nhị để cả phụ huynh và học trò hiểu điều họ cần là tấm lòng thực sự, không biến tướng, và những ngày mùng ba tết vẫn thật đầm ấm, cảm động trong những ngôi nhà nhỏ yên bình, với nụ cười hiền hậu của thầy, với ánh mắt trong veo của trò quây quần bên tách trà ngày xuân…Đối với không ít học trò hiện nay, chúc Tết thầy ngày mùng Ba vẫn là niềm mong mỏi trong ngày Tết. Họ vẫn mong được quây quần bên thầy để hồi tưởng lại những kỷ niệm hồn nhiên, nghịch ngợm một thời, được kể cho thầy nghe những kế hoạch đã đạt được của năm cũ và những dự định tiếp theo của năm mới hoặc được thầy động viên, tiếp thêm sức mạnh, là một nguồn cổ vũ lớn lao tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu trên hành trình mới.
Thiết nghĩ, dù biến đổi thế nào thì, trên khắp miền đất nước, mỗi mùa xuân về, các nếp sống đẹp lại có điều kiện phục hồi, phát triển. Tục Tết thầy cũng là nét đẹp cần thiết được gìn giữ lưu truyền và thực tế đang được phục hồi phát triển ở mọi nơi.
Tết thầy, yêu lắm tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt. Người thầy - những người lái đò tận tuỵ chở học sinh của mình đến bến bờ tri thức. Tết đến, chúng ta hãy cùng dành cho thầy cô giáo- những người đã hy sinh lớn lao cho sự nghiệp trồng người một ngày lễ thật ý nghĩa và trân trọng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21