Cội nguồn của giáo dục

Câu thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là nét đẹp truyền thống đã được duy trì, in sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt mỗi độ tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc cho lớp sau tục lệ kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, sao cho trọn nghĩa“uống nước nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"...
coi nguon cua giao duc Tết Hoa của đồng bào dân tộc Cống
coi nguon cua giao duc Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Tết chay Vu Lan

Ý nghĩa sâu sắc

Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền luôn được coi là dịp nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Khi cành đào, cây mai khoe sắc thắm đung đưa trong gió xuân cũng chính là dịp tất cả mọi người tạm gác lại những bộn bề, lo toan thường nhật để trở về sum vầy bên gia đình, thầy cô và bạn bè.

coi nguon cua giao duc
GS Hoàng Chương

Xuất phát từ mong mỏi cùng nhau đón một cái Tết đông vui, hạnh phúc nên ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở cháu con rằng: “Mùng 1 Tết cha”, con cháu sẽ tề tựu đông đủ về từ đường bên nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nội. “Mùng 2 Tết mẹ” sẽ về từ đường bên ngoại, cũng thực hiện đầy đủ lễ nghi cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà ngoại.

Còn ngày “mùng 3 Tết thầy”, người Việt sẽ rủ nhau đến thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn người đã truyền đạt kiến thức, góp phần dạy dỗ chúng ta nên người. Đây cũng là thời gian hiếm hoi trong năm để bạn bè được ngồi lại bên nhau trò chuyện, chia sẻ và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc như trên, nhiều người đã cho rằng, câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nếu chỉ hiểu đơn giản là lịch trình ngày xuân thì chưa thể nói lên hết hàm ý sâu sắc trong lời dạy của người xưa.

Chia sẻ về điều này, GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng, những câu nói được lưu lại trong dân gian suốt từ đời này sang đời khác thường mang triết lý sâu sắc, thậm chí trở thành định nghĩa về tư tưởng, tình cảm của dân tộc.

coi nguon cua giao duc

Đối với câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” vĩnh viễn nói về giáo dục con người, nhắc nhớ con người đang sống hôm nay phải suy ngẫm về truyền thống trước nhất phải kính trọng cha mẹ bởi “công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tiếp đến là đạo thầy trò với quan điểm “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Vì thế, nếu hiểu câu thành ngữ là lịch trình chơi xuân thì chỉ mang tính ước lệ công thức. Thực tế phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người ngày Tết mà sắp xếp đi thăm hỏi, chúc Tết cha mẹ, thầy cô.

“Trong ứng xử tình cảm, tâm linh không có thứ tự cụ thể, mọi ứng xử đều như nhau, quan trọng là sự tự giác của mỗi người.Trường hợp vì khoảng cách địa lý học trò không thể đến chúc Tết thầy thì mùng 3 Tết nên được hiểu là học trò sẽ nhớ tới thầy trong tâm khảm và nhớ lúc nào cũng được”, GS Hoàng Chương phân tích.

Cội nguồn từ giáo dục

Giải thích về cách cha ông ta tổng kết và sắp xếp những người xuất hiện trong câu tục ngữ, GS Hoàng Chương cho biết, trong đời mỗi người luôn có 3 người quan trọng không thể thay thế được. Trong đó, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục nhưng con người được sinh thành chưa đủ mà phải có thầy, bởi “không thầy đố mày làm nên” những ai thiếu kiến thức sẽ không trở thành con người hoàn chỉnh được.

coi nguon cua giao duc

Phân tích sâu hơn về chữ thầy, GS Chương cho rằng, chữ thầy ở đây rất rộng, trên mỗi chặng đường đời của từng gặp và nhận nhiều người khác nhau làm thầy. Ngay cả cha mẹ cũng là người thầy dạy dỗ, theo sát chúng ta từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Bản thân mỗi người phải nhắc nhở chính mình trong đạo lý ứng xử, phải luôn luôn tôn trọng và nghĩ đến những người đã cho mình trí thức cùng sự hiểu biết để sống trong đời.

Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc, trong đó có Tết cha mẹ, Tết thầy đang bị người trẻ quên lãng hoặc tồn tại một cách mờ nhạt. Chính vì điều này mà văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc đang dần mất đi, nhiều lễ nghi được vun đắp từ bao đời đang bị người trẻ lãng quên.

Thanh niên chỉ mong đến Tết để đi chơi, đi du lịch, một số khác chọn lựa về quê là để hưởng thụ không khí nhàn nhã chứ không phải vì tổ tiên, cha mẹ. Có những người còn “khoán trắng” Tết lại cho cha mẹ, bản thân hoàn toàn quên bổn phận làm con.

“Theo tôi việc vui chơi, du lịch cũng là nhu cầu cần thiết nhưng trước hết phải làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với gia đình. Muốn làm được điều này, trước hết phải giáo dục lớp trẻ nhận thức được văn hóa trong một gia đình cần có kỷ cương và đạo lý”, GS Hoàng Chương phân tích.

Lấy dẫn chứng cụ thể, vị giáo sư nói, khi sang Hàn Quốc vào dịp lễ tết, những thanh niên hiện đại sinh sống ở các thành phố lớn đều trở về nhà sinh hoạt theo nếp sống cũ. Họ chân thành quỳ lạy chúc phúc cho ông bà, cha mẹ một năm mới mạnh khỏe, bình an.

Là một người thầy, tôi không mong học trò phải mang ơn mình chỉ cần ngày lễ tết nhận được một lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới đã là 1 niềm vui lớn. Nó cho thấy học trò của mình là người có văn hóa.

Điều quan trọng trong Tết thầy, không phải là món quà to mà là sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

Để làm được điều này, mọi người cần làm tròn vai của mình, trò phải ra trò. Giờ đây người thầy không còn như xưa, không giữ được ái uy trong mắt học trò. Người thầy sống không gương mẫu, làm cho học trò coi thường thầy, ngày Tết không đến lễ thầy.

Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động