Ngày khai trường và bước ngoặt của những đứa trẻ vùng cao
Học sinh Thủ đô tưng bừng khai giảng năm học mới |
Trẻ vùng cao đón chờ năm học mới |
Lễ khai giảng ngắn gọn và vui vẻ tại Trường Tiểu học Đông Ngạc B |
Lên núi rừng Yên Bái vào cuối tháng 8, đến nhà bán trú của trường TH&THCS Suối Quyền (Văn Chấn, Yên Bái) sẽ thấy những đứa trẻ người Dao ríu rít chuẩn bị cho ngày khai giảng. Năm nay, nhà bán trú này mới đón thêm 35 em từ điểm lẻ Vàng Ngần về trường trung tâm do trường cũ bị mưa lũ cuốn trôi đánh sập hoàn toàn. Trong 35 đứa trẻ ấy, có vài đứa bé lớp 1 lần đầu đi xa nhà. Năm học mới này đánh dấu những bước trưởng thành mới trong tuổi thơ của chúng.
Điểm trường trung tâm TH&THCS Suối Quyền |
Lứa lớp 1 ấy có Triệu Tòn Liều, nhà em ở Vàng Ngần cách trường chừng 20 km. Trước đây khi còn ở nhà, Liều đã từng đi học mầm non. Thế nhưng thầy cô nói, gia đình Liều nằm trong bản xa trường điểm lẻ nhất, cũng phải đến 8 km. Đặc thù mưa rừng miền núi gây nguy hiểm khi đi lại, Liều đi học buổi được buổi mất. Do đó, việc đến trường trung tâm vào ngày 27/8 chuẩn bị cho lễ khai giảng là lần đầu tiên Liều rời xa bản của mình.
Ngày bố đưa đến trường, Liều ôm chân không cho bố về, đêm đến Liều khóc rưng rức. Liều không biết tiếng Kinh, vốn tiếng Dao không có nhiều. Ai hỏi gì liều cũng gật, ai nói gì Liều nhắc lại theo đầy khổ sở hoặc lặng im không trả lời. Đôi mắt Liều lúc nào cũng ánh lên sự nhút nhát, đề phòng trước người lạ. Bản năng sống của những đứa trẻ vùng cao lớn, sau vài ngày Liều cũng bắt nhịp với môi trường mới. Liều có thể nô đùa với các bạn, tự ăn ngủ thậm chí tự rửa thìa sau khi ăn mà không cần phải nhắc nhở.
Sau mấy ngày ở trường, Triệu Tòn Liều có thể tự ăn và rửa thìa không cần ai nhắc nhở (Ảnh: Phương Ngân) |
Thầy Nguyễn Xuân Hương (Hiệu trưởng Trường TH&THCS Suối Quyền) cho biết với những đứa trẻ như Liều, sẽ được học tiếng Kinh ngay khi bước vào lớp 1. Chỉ độ 1, 2 năm, Liều có thể giao tiếp như những đứa trẻ dưới xuôi. Năm học 2018 – 2019, mở ra cho Liều một thế giới rộng hơn bản của em ở Vàng Ngần, mở ra cho em một chặng đường đi tìm con chữ.
“Các em mới vào thời gian đầu ai cũng vậy, khi nào em ấy quen sẽ hết thôi” – Triệu Thị Sính (Học sinh lớp 9 trường TH&THCS Suối Quyền) nói với mọi người trước băn khoăn về Liều. Sính cũng đến từ thôn Vàng Ngần. Khác với Liều, Sính được học hết lớp 5 ở quê nhà . Lớp 6 Sính bắt đầu đến trường trung tâm xã ở bán trú. Đã 3 năm xa nhà, Sính có phần dạn dĩ hơn những đứa trẻ khác.
Sính được coi là lứa chị cả trong nhà bán trú của trường Suối Quyền. Tất cả mọi ngóc ngách của ngôi trường này Sính đều biết, nếp sinh hoạt của trường Sính đã quen. Năm nay trở lại trường, Sính là học sinh cuối cấp. Năm học 2017 – 2018 vừa qua, Sính đạt học sinh khá, cơ hội để đi học cấp 3 của em hoàn toàn có khả năng. Thế nhưng, khi hỏi Sính có muốn tiếp tục học cấp 3 không, sự lưỡng lự pha chút buồn hiện lên ngay trong ánh mắt: “Em thì muốn đi học tiếp còn không biết bố mẹ em có đồng ý không”.
Lý do bố mẹ Sính không muốn cho Sinh đi học là gì không ai biết, đến cả Sính cũng không biết. Có lẽ, gia đinh Sính muốn con gái ở nhà lấy chồng, tiếp tục công việc trồng quế. Phỏng đoản này không biết có đúng hay không, bởi chị gái Sính đã theo quy trình này, còn đối với Sính, không biết bao nhiêu phần trăm sẽ giống chị.
Câu chuyện về vùng đất Văn Chấn làm giàu từ những đồi quế đã không còn là câu chuyện quá mới mẻ. Người dân ở đây nói vui với nhau rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra đều nắm trong tay một đồi quế, chúng chỉ cần biết con chữ rồi về coi sóc nương rẫy cùng gia đình. Sau năm học mới này, Sính có được đi học tiếp hay không, đó là điều còn bỏ ngỏ.
“Bà con dân tộc ở đây không muốn cho con gái họ đi học quá lâu. Trong suy nghĩ của bà con, chỉ cần biết chữ là được” – Thầy Hương nói sau nhiều lần đi vận động các em học lớp 9 bất thành.
Triệu Thị Sính ở trong phòng bán trú của trường TH&THCS Suối Quyền (Văn Chấn, Yên Bái) |
Thầy Hương nhớ như in một câu chuyện mà theo cách thầy nói “chuyện thật như đùa” khi gọi học sinh đi học. Cách đây vài năm, nhiều gia đình học sinh nữ lớp 9 trên bản chỉ đồng ý cho con đi học đến mùa thu hoạch vì chúng phải nghỉ ở nhà để chăn bò. Những học sinh có khả năng học được, thầy không nỡ để các em dở dang lưng chừng. Thầy đến tận nhà hỏi han, nhưng gia đình nhất quyết không đồng ý mà hỏi lại thầy: “Nó còn phải lấy chồng. Nó học xong không lấy được chồng, thầy có chịu lấy nó không?”. Lần đầu tiên gặp phải tình huống này, Thầy Hương bất ngờ.
Thầy thuyết phục phụ huynh về tương lai khi con cái được học đến nơi đến chốn, về những chính sách nhà trường hỗ trợ học sinh tối đa quá trình học tập và sinh hoạt. Gia đình nghe xong hứa sẽ cho con trở lại học tiếp, tuy nhiên đợi mãi không thấy học sinh đến trường, thầy Hương cùng cán bộ xã quay trở lại. Lần này vẫn câu hỏi chắc nịch “Nó đi học không lấy được chồng, các thầy có đồng ý lấy nó không”, thầy Hương cũng đành quay trở về.
Trong sự nghiệp 6 năm làm hiệu trưởng trường này, số học sinh học đến cấp 3 của thầy không có nhiều. Năm nhiều nhất là khóa 2017 – 2018 cũng được 10 em tiếp tục xuống trường thị xã học cấp 3. “Đó là những nỗ lực của nhà trường khi đến từng nhà thuyết phục phụ huynh” – thầy Hương chia sẻ
Năm nay, toàn trường TH&THCS Suối Quyền có tất cả 37 em học sinh lớp 9, thầy Hương kỳ vọng sẽ có 15 em theo học cấp 3, trong số học sinh đó có cả Sính. Để đạt được con số như mong muốn, thầy Hương đã xác định đó là tất cả tự quyết tâm mà nhà trường và các em đặt ra ngay từ đầu năm học. Nhưng Sính, còn chưa biết câu trả lời cho số phận mình khi năm học mới cận kề.
Ngày khai giảng 2018 – 2019, mỗi đứa trẻ trên khắp cả nước đều rộn ràng và có mong ước riêng. Đối với trẻ vùng miền xuôi, thuận lợi, ngày khai giảng đơn giản là ngày chúng bắt đầu năm học mới. Nhưng với những đứa trẻ như Liều và Sính, ngày khai giảng là ngày đánh dấu cho những bước ngoặt của con đường học hành trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25