Ngân sách không thể dàn đều
Bội chi ngân sách: Không thể cứ tăng | |
Sớm giải quyết bất cập trong chính sách người có công |
Hoạt động hội… vẫn tiền ngân sách là chính
Trong cơ cấu tổ chức Nhà nước nói chung và đặc thù thể chế chính trị của nước ta nố riêng, hiện đang tồn tại 2 dạng cơ quan hưởng lương ngân sách, đó là: Cơ quan hệ thống Đảng, đoàn thể, chính trị - xã hội và cơ quan của hệ thống chính quyền (hành chính).
Trong đó, các cơ quan Đảng và hệ thống chính trị, đoàn thể là những cơ quan tham mưu chuyên ngành cho Trung ương Đảng về các chính sách liên quan đến đặc thù ngành. Còn hệ thống chính quyền là cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên môn. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những cơ quan này ngân sách Nhà nước cấp 100% để hoạt động.
Để tăng mức sống cho nhân dân cần tiết kiệm chi tiêu triệt để. |
Nhưng không hiểu vì lý do gì, trong suốt thời gian dài, song hành với 2 hệ thống cơ quan hưởng lương trên thì còn có thêm nhiều tổ chức, hội ngành nghề lập ra cũng hưởng 100% ngân sách. Làm thế nào để không còn những hội sinh ra để hưởng lương đang là vấn đề làm đau đầu Quốc hội và các các cơ quan Chính phủ. Thậm chí, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra mới đây, khi bàn về Luật về Hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói “Vừa rồi, biết sắp ra đời luật về Hội, có một số Bộ trưởng gặp tôi, nói lo lắm bởi ở bộ của họ đã có một số Hội rồi, mà Hội nào cũng ra đời chính đáng, cứ xin tiền, xin chỗ làm việc, xin xe thì rất mệt. Tôi nói cứ yên tâm, luật ra đời thì phải có nguyên tắc hoạt động rất rõ ràng”.
Thống kê công khai mới nhất được Bộ Tài chính công bố trên website của Bộ này cho hay, hiện cả nước có khoảng 8.000 hiệp hội.. Thậm chí, theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 của Bộ Tài chính, tổng chi cho các cơ quan Trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, trong đó Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 158,685 tỉ đồng và Hội Nông dân Việt Nam 346,515 tỉ đồng; Hội Cựu chiến binh Việt Nam 80,830 tỉ đồng… Ngay đến cả Liên minh các hợp tác xã Việt Nam cũng ngốn ngân sách gần 112 tỉ đồng.
Chỉ mới một số hội điển hình, số chi ngân sách đã lớn như vậy, nếu thống kê đủ các hội thì tổng số tiền ngân sách phải cấp là rất nhiều. Thậm chí, theo các chuyên gia, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội, đoàn thể chính trị- xã hội hàng năm dao động từ 45.600 - 68.100 tỉ đồng, tương đương 1-1,7% GDP.
Cần tách bạch chức năng để tránh lãng phí
Để tách bạch chức năng nhiệm vụ, vấn đề đặt ra cần phải hiểu rõ hội là gì? Theo định nghĩa khoa học “Hội là một tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có cùng ngành nghề, sở thích và có chung mục đích. Hoạt động thường xuyên, không vụ lợi. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có tên và biểu tượng riêng”. Quy định là vậy, nhưng thực tế hiện đang có 2 loại hình hội, tổ chức. Loại hình hội, tổ chức hưởng lương 100% từ ngân sách Nhà nước và loại hội, tổ chức hưởng một phần lương từ ngân sách dưới dạng hỗ trợ hoặc tự nguyện hoạt động độc lập bằng 100% số tiền đóng, góp của hội viên.
Vẫn biết trong bất kỳ xã hội nào, thể chế nào vai trò của hội, hiệp hội là rất quan trọng, nó là tập hợp cho ý nguyện, lợi ích của hội viên để hoạt động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, thông qua các ý kiến của hội, hiệp hội, Đảng, Nhà nước có những góc nhìn sâu và toàn cảnh hơn để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm giúp ngành, nghề, lĩnh vực… đó phát triển hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà đánh đồng chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các hiệp hội, hội để gây ra sự lãng phí lớn về ngân sách và tài sản Nhà nước trong bối cảnh ngân sách không lấy gì làm dư giả. |
Thực tế là vậy, song hiện nay khi dự án Luật về Hội dự kiến sẽ trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 10 vẫn chưa có ý kiến đồng nhất nên quy định hoạt động của hội, tổ chức thế nào. Có ý kiến cho rằng, giữ nguyên một số hội hưởng ngân sách 100% như hiện nay, đồng thời giảm tối đa tiền ngân sách góp một phần cho hoạt động của các hội (ngân sách Nhà nước hỗ trợ). Song cũng có ý kiến cho rằng, đã là hội thì không nên hưởng ngân sách.
Lý do, nếu quản lý Nhà nước đã có các bộ, ngành, cụ thể, như quản lý hợp tác xã (HTX) đã có luật Hợp tác xã và các bộ chuyên ngành như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương rồi UBND các cấp quản lý. Liên minh hợp tác xã Việt Nam chỉ là cơ quan đại diện cho ý nguyện của các HTX tại sao lại hưởng lương ngân sách? Mà khi đã hưởng lương ngân sách với vai trò “bà đỡ” cho kinh tế HTX, nhiều năm qua kinh tế HTX vẫn phát triển rất lay lắt. Ngay cả đến Hội Nông dân - cơ quan đại diện có quyền lợi, ý nguyện của giai cấp nông dân (chiếm 70% dân số cả nước), nhưng thực ra mọi chiến lược về phát triển kinh tế đều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Cụ thể là các chương trình xây dựng nông thôn mới, khuyến công, khuyến ngư…
Nhìn vào các loại hình hội nghề nghiệp hiện nay, có thể nói nếu hội hưởng lương 100% ngân sách thì hoạt động chỉ dưới hình thức “bà đỡ” cho các hội viên về chủ trương, chính sách; còn hội hoạt động 100% kinh phí thì phải làm rất nhiều việc để lấy thu bù chi, đóng góp phí của hội viên không đủ để trang trải.
Vẫn biết trong bất kỳ xã hội nào, thể chế nào thì vai trò của hội, hiệp hội là rất quan trọng, nó là tập hợp cho ý nguyện, lợi ích của hội viên để hoạt động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, thông qua các ý kiến của hội, hiệp hội, Đảng, Nhà nước có những góc nhìn sâu và toàn cảnh hơn để đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm giúp ngành, nghề, lĩnh vực… đó phát triển hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà đánh đồng chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các hiệp hội, hội để gây ra sự lãng phí lớn về ngân sách và tài sản Nhà nước trong bối cảnh ngân sách không lấy gì làm dư giả. Lương của cán bộ, công chức vẫn rất thấp, muốn tăng lương đúng lộ trình chúng ta vẫn phải căn đong đo đếm xem có đủ tiền không, thì không có lý do gì lập ra quá nhiều hội để ngân sách ngày thêm gánh nặng.
Hương phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35