Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947- 27.7.2016)

Sớm giải quyết bất cập trong chính sách người có công

Với phương châm “ăn quả nhớ người trồng cây”, mặc dù nguồn ngân sách còn hạn hẹp, nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác chăm sóc thương, bệnh binh và gia đình chính sách - gọi tắt người có công (NCC) là nhiệm vụ trọng tâm.
tin nhap 20160726085750 Vẫn còn gần 1.900 đối tượng người có công hưởng sai chính sách
tin nhap 20160726085750 Có khoảng 1.900 đối tượng thụ hưởng không đúng

Thế nên, trải qua hơn 6 thập kỷ, đặc biệt là kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, đến nay đã có hàng trăm văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách đối với các nhóm đối tượng trên được ban hành, đi kèm đó là có hàng trăm ngàn các đối tượng được hưởng chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, liên quan đến cơ chế, chính sách NCC hiện vẫn còn không ít bất cập dẫn đến tình trạng còn khá nhiều đối tượng chưa được hưởng chính sách…

tin nhap 20160726085750
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm hỏi ân cần các thương- bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng NCC số 2.

Theo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, hơn 60 năm thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, đến nay đã có hơn 1.400 văn bản liên quan chính sách NCC. Và nếu tính từ năm 1986 đến nay, cũng đã có trên 100 văn bản được ban hành. Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện vẫn tồn đọng 2.000 bộ hồ sơ chưa được giải quyết. Nguyên nhân chính là tất cả đối tượng này đều vướng do không còn đủ hồ sơ. Thậm chí, theo Báo cáo về Kết quả rà soát thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg, ngày 27.10.2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng trong 2 năm (2014-2015) do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) thực hiện cho thấy, tổng số đối tượng được rà soát 2.070.151 người, trong đó số đối tượng hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là 1.982.108 người, số đối tượng hưởng chưa đầy đủ chính sách là 86.201 người và số đối tượng hưởng sai chính sách là 1.872 người, chiếm tỉ lệ 0.09%.

Cũng theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cho hay, hiện cả nước đã xác nhận gần 8,8 triệu NCC, chiếm khoảng 10% dân số, trong đó có hơn 1,4 triệu NCC đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Năm 2017, dự kiến có khoảng 1,4 triệu người được giải quyết chế độ một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ... Các đối tượng NCC được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước như trợ cấp; bảo hiểm y tế, phương tiện trợ giúp, chỉnh hình; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; ưu đãi trong giáo dục, đào tạo; ưu tiên vay vốn sản xuất, miễn giảm thuế; hỗ trợ cải thiện nhà ở; hưởng chế độ mai táng phí khi mất, trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Các công trình ghi công liệt sĩ được các địa phương quản lý, chăm sóc, sửa chữa tu bổ hằng năm. Bên cạnh đó, công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin tại Quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14.1.2013 cũng đang tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi NCC vẫn còn một số tồn đọng, khó khăn như chế độ trợ cấp người phục vụ; giám định đối với người bị thương đã được kết luận tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 21%; điều kiện hưởng tuất NCC đối với con đã trưởng thành; thẩm quyền và trách nhiệm công nhận người hoạt động cách mạng trước 1.1.1945 và từ 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8.1945 còn bị vướng mắc. Thậm chí, đang có một thực tế diễn ra, dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hiện nay vẫn còn một số quy định về quy trình, thủ tục, hồ sơ không phù hợp thực tế, không căn cứ vào người thật, việc thật đã xảy ra, khiến một bộ phận NCC thiếu hồ sơ, thủ tục gặp khó khăn trong việc thụ hưởng chính sách.

Đánh giá về kết quả giám sát chính sách về NCC của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây cho hay, việc triển khai thực hiện các quy định mới về chính sách ưu đãi NCC đã vấp phải một số vấn đề vướng mắc. Cụ thể là về điều kiện, căn cứ xác nhận còn thiếu, chưa phù hợp giữa các đối tượng; điều chỉnh trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chưa đúng quy định. Đặc biệt, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Một số chuyên gia cho rằng sau gần 4 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng 2012 và các văn bản hướng dẫn, cơ bản các chế độ ưu đãi NCC đã được thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng. Song vẫn còn một số nội dung thực tiễn đòi hỏi nhưng chưa được quy định tại Pháp lệnh. Các đối tượng bị nhiễm chất độc da xam/dioxin là ví dụ điển hình. Theo đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, hiện cả nước mới có hơn 200.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin được hưởng chế độ, còn lại hàng trăm ngàn người khác chưa được hưởng chính sách hỗ trợ vì đang gặp khó khăn về thủ tục xét duyệt trong chứng nhận y khoa với đối tượng bị phơi nhiễm.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay Bộ đang chuẩn bị xây dựng hồ sơ trình về dự án này gồm dự thảo tờ trình và dự thảo pháp lệnh. Đặc biệt, Bộ sẽ gửi công văn xin ý kiến của các địa phương có kinh nghiệm giải quyết tốt hồ sơ, chế độ chính sách cho NCC. Bộ LĐTBXH sẽ tập trung hoàn thiện sửa đổi pháp lệnh để nâng lên thành luật. Và được biết, vấn đề sữa đổi cơ chế, chính sách, pháp lệnh đối với NCC cũng đã được rất nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2017.

Trải qua các cuộc chiến tranh dành độc lập - tự do và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong thế kỷ XX đã có cả triệu đồng bào, chiến sĩ anh dũng hy sinh. Trong số này phần nhiều đã được quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ (vẫn biết trong số đó còn nhiều ngôi mộ vô danh), song vẫn còn không ít các chiến sĩ, dân quân vẫn nằm lại nơi rừng thiêng của đất mẹ mến yêu đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Và cũng chiến tranh, đã để lại cho dân tộc hàng trăm ngàn thương binh, bệnh binh, gia đình có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng. Với phương châm “uống nước, nhớ nguồn”, trong suốt những năm qua Đảng, Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội luôn luôn có những chính sách quan tâm đến đời sống NCC. Ngoài các cơ chế về tài chính, thì còn có các chính sách để con em NCC có điều kiện học tập và đào tạo việc làm…

H. Phạm - N. Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động