Nên nghiên cứu chế tài xử lý hình sự lái xe say rượu gây tai nạn chết người
Nghệ An: Say rượu, tự châm lửa đốt nhà trong đêm | |
Mâu thuẫn lúc say rượu, anh em ruột rủ nhau đi đánh chết người | |
Có nên tịch thu phương tiện của lái xe say xỉn? |
Hậu quả của vụ TNGT đau lòng xảy ra trên đường Láng, Hà Nội khiến 1 nữ công nhân quét rác tử vong còn chưa nguôi ngoai, thì vụ lái xe Mercedes đã sử dụng rượu bia đâm vào xe máy trong hầm Kim Liên làm 2 phụ nữ tử vong khiến dư luận bức xúc.
Chế tài xử lý lái xe say xỉn gây TNGT chết người đã nhiều lần được đặt ra, như xử lý hình sự, tước bằng lái xe vĩnh viễn… Song, đến thời điểm này, nhiều chuyên gia cũng như nhà làm luật cho rằng, đã đến lúc cần những chế tài nghiêm hơn để xử lý đối với lái xe say xỉn gây TNGT chết người.
Tiến sỹ Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, xu hướng rất nhiều nước như Thái Lan, Philippines, Campuchia đã chuyển sang mức vi phạm nồng độ cồn là 50 mg/100 ml. Việt Nam nên cân nhắc áp dụng mức này đối với tất cả lái xe, cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe chuyên nghiệp.
Hình ảnh lái xe Mercedes gây tai nạn trong hầm Kim Liên |
Theo TS Trần Hữu Minh, Việt Nam nên nhanh chóng sửa đổi hệ thống pháp luật, bao gồm cả Bộ luật Hình sự, đưa thêm loại hình vi phạm lái xe có nồng độ cồn quá mức cho phép vào một loại tội phạm, đồng thời bổ sung các chế tài nghiêm khắc cho vi phạm này nếu tái phạm, làm căn cứ cho việc thực thi.
“Quy định do chúng ta tự đặt ra, trong quá trình quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương của xã hội nếu thấy quy định nào chưa phù hợp, cần nhanh chóng sửa đổi để phục vụ yêu cầu thực tế”- TS Trần Hữu Minh bày tỏ.
Bên cạnh đó, nên nhanh chóng xây dựng một hệ thống các giải pháp đa dạng phục vụ cho việc xử lý theo mức độ vi phạm, cho người dân cơ hội sửa chữa lỗi lầm nếu thành tâm cải hối, phạt lũy tiến và phạt nặng với những hành vi tái phạm nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm cao là một hướng đi đúng.
Một số giải pháp TS Trần Hữu Minh đưa ra có thể áp dụng đối với lái xe uống rượu bia như:
Phạt tiền, dựa trên thu nhập bình quân của nhóm đối tượng sử dụng phương tiện, với xe máy, có thể ở mức 1 tháng lương 3-6 triệu đồng cho vi phạm lần đầu, với xe ô tô, có thể từ 10-20 triệu cho vi phạm lần đầu.
Phạt điểm trên bằng lái, có thể phân ba loại vi phạm nhẹ 2 điểm/trung bình 4/nặng 6 điểm, nếu có trên 10 điểm phạt sẽ bị tước bằng 1-2 năm...
Phạt lũy tiến, với xe máy, có thể nâng mức phạt lên 6-15 triệu cho vi phạm lần 2, và 15-30 triệu cho vi phạm lần 3. Với ô tô, có thể từ 20-40 triệu cho lần 2 và có thể tăng lên 40-200 triệu thậm chí hơn cho vi phạm lần 3 (tùy theo mức vi phạm). Các mức phạt tiền nên được cập nhật 3-5 năm một lần theo mức độ tăng thu nhập của người dân, và mức độ lạm phát.
Buộc tham gia chương trình huấn luyện đặc biệt cho người có hành vi lái xe nguy hiểm: Bất cứ người vi phạm nào đều phải tham gia và thi đạt mới được nhận lại bằng lái.
Phạt lao động công ích phục vụ cộng đồng cũng có thể được sử dụng với người vi phạm lần đầu.
Treo hoặc tịch thu bằng lái: Có thể tước giấy phép lái xe từ 3-6-12 tháng đến 2 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Buộc lắp đặt thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe và chỉ kích hoạt khi người lái có nồng độ cồn dưới mức cho phép: Có thể áp dụng với người lái xe ô tô vi phạm lần 2, với chi phí do người vi phạm trả.
Tạm giữ: Có thể áp dụng với tất cả các trường hợp có nồng độ cồn quá mức cho phép, cũng có thể áp dụng hình phạt này với các trường hợp vi phạm như lái nhanh hơn tốc độ giới hạn tới 30 km, đua xe trên đường phố, cố tình lái ẩu tại các đường ngang, được cảnh sát yêu cầu dừng lại nhưng không tuân thủ, chở quá số người quy định, tái phạm lỗi về bằng lái, và sử dụng ma túy khi lái xe, không đóng bảo hiểm và không đóng phí bảo trì đường bộ. Cho phép người dân chuộc lại phương tiện khi nộp phạt đầy đủ và trả toàn bộ các chi phí có liên quan.
Tịch thu phương tiện: có thể áp dụng với trường hợp tái vi phạm lần 2 hoặc 3 với nồng độ cồn quá mức cho phép, có nồng độ cồn quá cao gấp trên 3 lần mức cho phép lần 1 hoặc 2, chống người thi hành công vụ khi kiểm tra nồng độ cồn ngay lần đầu tiên; không đóng bảo hiểm, không đóng phí bảo trì đường bộ và không tuân thủ quy định xử phạt (dư luận có thể yên tâm vì sẽ không có chuyện phạt tịch thu phương tiện ngay lần vi phạm đầu tiên với những lỗi không nghiêm trọng).
Phạt tù: Với những trường hợp đã bị xử lý ở trên nhưng không chấp hành, hoặc tái vi phạm lần 4 với nồng độ cồn quá mức cho phép, hoặc có nồng độ cồn quá cao gấp trên 4 lần mức cho phép lần 1 hoặc 2, hoặc chống người thi hành công vụ khi kiểm tra nồng độ cồn ngay lần đầu tiên.
Theo Ngân Tuyền/ anninhthudo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42