Tổng kiểm tra kinh doanh xăng - dầu:

Muộn còn hơn để “đất sống” cho gian lận

(LĐTĐ) Sau khi đường dây sản xuất xăng, dầu giả do đại gia Trịnh Sướng (Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng, Sóc Trăng) cầm đầu bị triệt phá, Tổng cục Quản lý thị trường đã yêu cầu cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố kiểm tra các cửa hàng xăng, dầu nhằm chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
muon con hon de dat song cho gian lan Ngày mai, nhiều khả năng xăng dầu tăng giá
muon con hon de dat song cho gian lan Xử lý buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Không có vùng cấm
muon con hon de dat song cho gian lan Xăng RON 95 giảm giá 400 đồng/lít

Không nên để xảy ra chuyện “đã rồi”

Những ngày qua, câu chuyện khiến nhiều người tiêu dùng phải giật mình đó chính là vụ việc sản xuất xăng, dầu giả bị triệt phá. Từ câu chuyện trên, không ít người giật mình nhìn lại, chỉ một thời gian ngắn thôi, liên tiếp các câu chuyện đáng buồn liên quan đến vấn đề pháp luật, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trong ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ…

muon con hon de dat song cho gian lan
Quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm khi sử dụng phải xăng, dầu giả của đại gia Trịnh Sướng trong một thời gian dài?.

Đặc biệt hơn, khi vụ việc được phanh phui, hầu hết các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn gian dối, vi phạm pháp luật đã tồn tại được một thời gian rất dài nhưng khôn bị phát hiện, chỉ đến khi cơ quan công an vào cuộc xử lý, thì sự việc trở thành câu chuyện “đã rồi”.

Không phải nói đâu xa, trước đây trong khi quyền lợi của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong vụ việc phân bón giả Thuận Phong còn chưa ngã ngũ, thì vụ việc thương hiệu lụa Khai silk bị phanh phui khi làm ăn gian dối hàng chục năng trời khiến dư luận không khỏi bức xúc; và một lần nữa, sự việc Khai silk phải chuyển hồ sơ qua cơ quan công an điều tra, chờ kết quả xử lý… thêm một lần nữa, câu chuyện trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý lại được “bỏ ngỏ”.

Ngày 6/6, Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Nông thông tin về đường dây sản xuất và mua bán xăng giả liên quan đến đại gia xăng dầu Trịnh Sướng, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng, tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, cơ quan chức năng đã bắt quả tang các đối tượng đang thực hiện hành vi pha trộn dung môi với chất kích RON, bột màu để thành xăng giả.

Công an đã tạm giữ hơn 3,2 triệu lít dung dịch các loại trong đó có trên 2,1 triệu lít hỗn hợp đã pha chế thành xăng giả; 432.474 lít dung môi chưa pha; 3 tàu thủy, 6 xe ôtô (xe bồn), 5 máy bơm, 50kg tạo màu và nhiều vật dụng liên quan…

Mới đây nhất, vụ việc 2 triệu lít xăng, dầu giả trong vụ án của đại gia Trịnh Sướng ở Sóc Trăng bị triệt phá, đã khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang, nhiều người đặt câu hỏi, vì sao những vụ việc gian lận thương mại như vậy lại có thể qua mặt được cơ quan chức năng và tồn tại trong một thời gian dài?.

Trong khi người tiêu dùng chờ sự phản hồi của cơ quan chức năng, mới đây, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sản xuất xăng giả, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu tại các đơn vị xuất, nhập khẩu, tổng đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu...

Trong đó, cơ quan QLTT yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu nhằm ổn định trật tự trong kinh doanh xăng dầu, chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Trước động thái tích cực của Tổng cục QLTT, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việc QLTT vào cuộc quyết liệt sau khi sự việc xăng, dầu giả của đại gia Trịnh Sướng bị phanh phui đã thể hiện được trách nhiệm của nhà quản lý, tuy nhiên, lại một lần nữa động thái trên cho thấy cách làm “vuốt đuôi” sau khi sự việc đã xảy ra rồi.

Đồng quan điểm trên nhiều người cũng đặt câu hỏi, tại sao sự việc diễn ra trong một thời gian dài, nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhưng lại không phát hiện việc gian lận thương mại này. Đây có phải là sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, hay là sự yếu kém của những người làm chuyên môn. Trong khi đó, khi sự việc đã bị phanh phui, việc QLTT đồng loạt vào cuộc kiểm tra các đầu mối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, liệu có phát hiện thêm các vụ việc mới?.

Từ những câu chuyện trên, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, với cách làm của các cơ quan chức năng mỗi khi sự việc “đã rồi” không chỉ gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách của nhà nước, mà còn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Và quan trọng nhất đó chính là việc ảnh hưởng đến quyền lợi, tính mạng của người tiêu dùng.

Quyền lợi người dân có được bảo vệ?

Bên cạnh việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, các đối tượng sản xuất xăng, dầu giả đang bị cơ quan chức năng điều tra xử lý, thì một mối lo nữa được nhiều người quan tâm đó chính là sự an toàn của các phương tiện. Bởi lẽ, không phải tự nhiên thời gian qua hàng loạt các phương tiện tự bốc cháy, về nguyên nhân thật sự thì vẫn cần có kết quả chứng minh từ cơ quan chức năng, tuy nhiên việc hàng triệu lít xăng, dầu giả được bán ra thị trường, người tiêu dùng “nạn nhân” của các vụ việc gian lận thương mại này liệu có được bồi thường, ai là người bảo vệ họ?.

Anh Nguyễn Duy Khánh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, sau khi sự việc xăng, dầu giả bị phanh phui, nhiều người chỉ quan tâm đến việc những đối tượng kinh doanh xăng, dầu giả kia sẽ bị xử lý như thế nào, cũng như việc các cơ quan quản lý nhà nước sẽ “xiết” mặt hàng này như thế nào, cũng như tăng cường kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Tuy nhiên, ít ai đặt câu hỏi vậy quyền lợi của người dân sẽ ra sao, liệu những người đã từng sử dụng phải các sản phẩm là xăng, dầu giả kia có được bảo vệ, bồi thường theo quy định của pháp luật hay không?.

“Trong vụ việc này, người tiêu dùng cuối cùng vẫn là người chịu thiệt, tuy nhiên, liệu họ sẽ được bảo vệ và bồi thường như thế nào thì tôi chưa thấy cơ quan chức năng nào nhắc đến”, anh Khánh nói. Có thể thấy, sau sự việc trên không chỉ có anh Khánh, rất nhiều người tiêu dùng khác cũng lên tiếng về việc gian lận thương mại của các doanh nghiệp, trong đó, việc bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân cũng được đặt ra, thế nhưng bảo vệ như thế nào đó là câu chuyện không phải ai cũng tìm được câu trả lời.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, quá trình điều tra, truy tố và xét xử, ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, ông Trịnh Sướng còn có thể bị phạt tiền, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong thời gian nhất định hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản có được từ thu lợi bất chính.

Ngoài ra, đối với người tiêu dùng là nạn nhân của vụ việc, thì họ có quyền yêu cầu ông Trịnh Sướng bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người yêu cầu bồi thường phải chứng minh được có thiệt hại xảy ra và nguyên nhân xảy ra thiệt hại là từ hành vi kinh doanh xăng dầu giả. Thế nhưng, để chứng minh được thiệt hại từ việc sử dụng xăng, dầu giả từ nguồn xăng, dầu của ông Trịnh Sướng cung cấp, thì người tiêu dùng phải xuất được hóa đơn mua hàng, biên bản sự việc liên quan… Do đó, để được bồi thường có lẽ là rất khó.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động