Mùa xuân vẫy gọi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải tạo cơ chế tốt hơn cho Thủ đô phát triển | |
Hà Nội triển khai xây dựng Đề án Chính quyền đô thị bài bản, khoa học | |
Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn |
Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết năm 2017, dân số Hà Nội trên 7,6 triệu người, tăng 1,8% so với năm trước. Trong đó, dân số khu vực thành thị và nông thôn gần tương đương nhau. Cụ thể, dân số thành thị hơn 3,7 triệu người (chiếm trên 49%); khu vực nông thôn là hơn 3,8 triệu người (chiếm trên 50%).
Hướng đi của Thành phố là phát triển đô thị thông minh xanh - sạch. |
Mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao, trung bình tại 12 quận là 11.220 người/km2, cao nhất là quận Đống Đa trên 42.000 người/km2 và thấp nhất là quận Long Biên hơn 4.800 người/km2. Thực trạng trên cho thấy, giữa khu vực thành thị và nông thôn cần có mô hình chính quyền khác nhau để quản lý, điều hành phù hợp với thực tiễn và giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết của đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế có thể còn cao hơn.
Chính vì vậy, để phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như góp phần xây dựng và bảo vệ Thủ đô, điều quan trọng cần phải có phương thức quản lý mới. Bởi thế, trong Kết luận số 22 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Chính trị đã đồng ý để thành phố Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.
Thành phố Hà Nội muốn xây dựng đề án, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm từng bước, tất nhiên trên cơ sở đề án Bộ Nội vụ đã xây dựng, được Chính phủ thảo luận và Bộ Chính trị đã định hướng cho Hà Nội. Thành phố cũng cần tiếp thu kinh nghiệm các nước, địa phương đã làm. Quan trọng nhất chính là chuẩn bị con người để đáp ứng. Bởi, nếu không còn HĐND mà chỉ tập trung vào UBND, được giao quyền, phân cấp nhiều hơn, thì để thực thi, phải chọn được đúng người đủ năng lực, trình độ, đạo đức. |
Về nội dung này, PGS.TS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, xây dựng chính quyền đô thị là câu chuyện không có gì mới mà đã được bàn bạc từ rất nhiều năm nay. Việc thiết kế mô hình chính quyền đô thị cho Thủ đô Hà Nội cần phải phù hợp với xu hướng phát triển và quản lý của thế hệ mới, cụ thể là phải gắn với xã hội số, đô thị thông minh, đồng thời cũng phải gắn với kinh tế thị trường và đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, đặc biệt cần quan tâm quản lý 2 vấn đề là dân cư và tính thống nhất của hạ tầng kỹ thuật.
Để phục vụ việc xây dựng đề án chính quyền đô thị, nhiều lãnh đạo quận, huyện, phường bày tỏ sẵn sàng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, coi đây là cơ hội để tiếp tục phát triển. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây chia sẻ, Phú Thịnh là phường đô thị nhưng vẫn gắn với nông thôn, trong 8.000 dân thì có hơn 1.000 xã viên hợp tác xã nông nghiệp, nên đòi hỏi việc phát triển nông thôn phải đồng bộ với sự phát triển đô thị.
“Việc xây dựng chính quyền đô thị sẽ giúp đô thị và nông thôn mới xích lại được gần nhau theo hướng tích cực, nông thôn không bị đô thị “kìm kẹp” và từ đó mới thực hiện được việc đô thị hóa 100% toàn phường”, bà Hà cho hay.
Còn ông Trần Ngọc Cường, đảng viên phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân cho rằng, đây là mô hình có tính khả thi cao, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao trách nhiệm của cấp hành chính trong việc tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm. “Tôi tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Hà Nội sẽ xây dựng thành công đề án chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, mang lại lợi ích cho người dân”, ông cường bày tỏ.
Qua theo dõi báo, đài được tham khảo các chuyên đề trong đề án xây dựng chính quyền đô thị của Thành phố, nhiều ý kiến của người dân đề xuất Thành phố nên nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình nhất thể hóa bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch UBND, bởi thực tế triển khai mô hình này tại một số nơi đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của cá nhân, giải quyết việc phát sinh nhanh, hiệu quả.
Một số ý kiến người dân cũng cho rằng, xây dựng thí điểm chính quyền đô thị thì không tổ chức HĐND ở một số địa phương là một bước đi phù hợp. Tuy nhiên, nếu bỏ HĐND phường thì phải phát huy cao vai trò của MTTQ phường…
Ngoài cơ hội để Thủ đô phát triển, tạo ra nhiều đột phá thì việc người dân được lợi gì từ chính quyền đô thị là mối quan tâm của nhiều người. Bạn Nguyễn Tuyết Mai, Bí thư đoàn phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng hy vọng, chính quyền đô thị sẽ giúp người dân có được nhiều tiện ích hơn khi cách giải quyết chậm của chính quyền nông thôn đã không phù hợp với nhịp độ cuộc sống đô thị.
Ngoài ra, chính quyền đô thị sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân, tăng tự chủ mỗi cấp chính quyền. Mô hình đô thị tốt sẽ giúp chính quyền sát dân, thấu hiểu lo toan, trăn trở của các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tốt hơn các dịch vụ giáo dục, y tế…
Chị Nguyễn Thị Lựu, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phương Trung I, huyện Thanh Oai bày tỏ, dù chưa rõ kết quả bộ máy chính quyền sẽ thay đổi như thế nào sau khi Đề án Chính quyền đô thị đi vào hoạt động, nhưng như mọi người dân Thủ đô, chị Lựu kỳ vọng, chính quyền đô thị với việc giảm bớt cấp hành chính sẽ kéo theo giảm bớt các bước trong thủ tục hành chính.
Lúc đó công dân chỉ nộp mọi loại hồ sơ tại một cơ quan duy nhất là chính quyền Thành phố; đồng thời, người dân có thể làm thủ tục hành chính bất kỳ nơi nào mà mình thấy tiện lợi. Ngoài ra, chính quyền sẽ phải thận trọng hơn trong hành xử quyền lực. Đó là “thành phố đáng sống” mà mỗi người dân hướng tới.
Đánh giá đây là thời cơ lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, Hà Nội phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, mà quan trọng nhất là yếu tố con người. Thành phố Hà Nội muốn xây dựng đề án, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm từng bước, tất nhiên trên cơ sở đề án Bộ Nội vụ đã xây dựng, được Chính phủ thảo luận và Bộ Chính trị đã định hướng cho Hà Nội.
Thành phố cũng cần tiếp thu kinh nghiệm các nước, địa phương đã làm. Quan trọng nhất chính là chuẩn bị con người để đáp ứng. Bởi, nếu không còn HĐND mà chỉ tập trung vào UBND, được giao quyền, phân cấp nhiều hơn, thì để thực thi, phải chọn được đúng người đủ năng lực, trình độ, đạo đức. Hiện, UBND vẫn hoạt động theo cơ chế tập thể, nhưng khi có chính quyền đô thị thì quyền của Chủ tịch UBND lớn hơn. Cùng với chuẩn bị con người thật tốt, phải tạo được thống nhất cao về tư tưởng, rồi xây dựng đề án, với giám sát kiên quyết của cấp trên, thì sẽ làm được, tạo niềm tin trong nhân dân.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59