Mong nước giếng khoan chỉ còn là hoài niệm

(LĐTĐ) Theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô, nhiều khu nhà trọ dành cho công nhân tại các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thủ đô đã được cấp nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, ở nhiều nơi công nhân vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan dẫn đến nhiều người còn e ngại về chất lượng nước, chỉ dám dùng nguồn nước đó để tắm, giặt. Do vậy họ đều mong muốn sớm được sử dụng nước sạch để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
mong nuoc gieng khoan chi con la hoai niem Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân: Mô hình hoạt động hiệu quả
mong nuoc gieng khoan chi con la hoai niem Các khu nhà trọ công nhân: Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh
mong nuoc gieng khoan chi con la hoai niem Khánh thành nhà ăn ca cho 1000 công nhân
mong nuoc gieng khoan chi con la hoai niem
Công nhân lao động luôn mong muốn có nguồn nước sạch để sử dụng sinh hoạt. Ảnh: Hoa Nguyễn

Chúng tôi có mặt tại khu công nghiệp Nội Bài (Sóc Sơn - Hà Nội) vào đúng giờ tan tầm, tại khu chợ dân sinh cách cổng khu công nghiệp không xa, hàng trăm công nhân đang tất bật mua thức ăn tối, ai cũng lộ rõ vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt. Kết thúc một ngày làm việc vất vả, khi về đến phòng trọ, công nhân lại phải đối mặt với muôn vàn nỗi lo khác.

Theo chân người công nhân, chúng tôi vào một khu trọ tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, nơi có lượng lớn công nhân lao động đang sinh sống. Ở đây, xóm trọ chủ yếu là các dãy nhà cấp 4 đơn giản, cũ kỹ, mỗi căn phòng chỉ rộng khoảng hơn 10 mét vuông nhưng là không gian sinh hoạt của cả gia đình. Trò chuyện cùng những công nhân lao động tại đây, chúng tôi thấu hiểu nỗi vất vả cùng những lo lắng và dự định trong tương lai, đặc biệt sau khi xảy ra sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu thải, câu chuyện về chất lượng nước được các công nhân lao động nhắc đến nhiều hơn.

Anh Nguyễn Quang Đông, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam cho biết, tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) các công nhân lao động cũng như người dân trên địa bàn xã hiện vẫn đang phải sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, không đảm bảo sức khỏe, do đó anh Đông mong muốn sớm được Thành phố cung cấp nguồn nước sạch về khu vực Sóc Sơn.

“Nguồn nước mà mọi người trong xóm trọ đang sử dụng là nước giếng khoan được bơm lên trên bể. Nghe chủ nhà trọ nói là có dùng biện pháp để lọc nước nhưng chẳng biết thực hư thế nào. Vì vậy, để tự mình bảo vệ sức khỏe của mình nên phòng nào cũng có sẵn 1 - 2 bình nước lọc để có nước uống và đun nấu. Chúng tôi đổi 15 – 20 nghìn đồng/bình nước để sử dụng cho yên tâm.

Thử làm một phép tính đơn giản với mức thu nhập 6 triệu đồng, mỗi tháng phải chi đến hàng trăm nghìn tiền mua nước bên ngoài, chưa kể số tiền nước phải trả cho chủ trọ, thì đó là một khoản chi quá lớn đối với công nhân chúng tôi. Do đó công nhân lao động chúng tôi luôn mong muốn được sử dụng nước sạch để đảm bảo chất lượng cuộc sống”, anh Đông cho hay.

Cùng chung sự lo lắng đó, chị Nguyễn Thị Hiên (công nhân khu công nghiệp Nội Bài) mỗi tháng mua 3 bình nước lọc về để phục vụ nấu ăn nhưng chị chỉ dám sử dụng tiết kiệm số nước đó. Khi được chúng tôi hỏi vì sao chị không dùng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng để nấu ăn chị Hiên cho biết, nhiều lúc chị thấy nước xuất hiện cặn váng, vẩn đục, thi thoảng thấy có mùi clo, đun sôi để nguội đến khi uống có mùi rất khó chịu, từ đó chị không dám dùng nguồn nước đó để ăn, uống.

Do đó với những công nhân có thu nhập thấp như chị không đủ điều kiện nên đành mua tạm nước đóng bình. Ngay cả mua nước đóng bình chị cũng chỉ dám mua loại nước có giá trung bình chứ mua những loại có thương hiệu lớn giá cao chị không đủ khả năng để chi trả hàng tháng.

Tương tự chị Đinh Thị Lý, công nhân công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam cho biết xã Hồng Trì, huyện Sóc Sơn cách bãi rác thải Nam Sơn không xa nhưng nhiều năm nay, người dân sinh sống trên địa bàn vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan khiến ai cũng nơm nớp lo lắng về chất lượng nước. Gia đình chị thuộc diện khó khăn, chồng mất sớm, với đồng lương công nhân, một mình chị phải nuôi các con ăn học.

Do điều kiện kinh tế eo hẹp, nên nguồn nước duy nhất mà gia đình chị sử dụng được lấy từ chiếc giếng khoan có độ sâu 50m. Nhiều năm gần đây, bãi rác Nam Sơn ngày càng gây ô nhiễm, mặc dù lo lắng nguồn nước có thể bị ảnh hưởng nhưng mẹ con chị vẫn phải sử dụng bởi chị Lý không đủ điều kiện để đầu tư bộ lọc hay khoan chiếc giếng khác sâu hơn.

“Biết là sử dụng nguồn nước giếng khoan không đảm bảo an toàn nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn khác, nhiều gia đình họ mua các bình lọc nước về sử dụng nhưng gia đình tôi không đủ điều kiện nên đành chấp nhận dùng tạm. Chúng tôi chỉ mong sớm được dùng nguồn nước sạch của Thành phố”, chị Lý bày tỏ.

May mắn hơn nhiều công nhân khác, khu ở của chị Nguyễn Thị Bích, công nhân Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương tại cụm công nghiệp Di Trạch, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức đã được phủ sóng nước sạch tuy nhiên chị Bích vẫn lo lắng về chất lượng nước bởi vậy gia đình chị chỉ dám dùng nước đó để tắm, giặt chứ không dám dùng để ăn, uống, đặc biệt sau sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu thải thì nỗi lo lắng của chị càng lớn hơn.

“Nhiều năm nay, gia đình tôi đã chủ động xây một bể chứa nước mưa để dùng cho sinh hoạt, nước sạch của nhà máy gọi là sạch thôi chứ cũng chưa biết thế nào, bản thân tôi cũng vẫn ái ngại về chất lượng nguồn nước đó. Những ngày vừa qua, trước sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải, các hộ dân ở đây ai cũng hoang mang, lo lắng. Mấy ngày liên tục, hàng xóm quanh khu vực nhà tôi đem nước đi kiểm nghiệm chất lượng, kết quả cho thấy nguồn nước an toàn, được yên tâm hơn chút nhưng tôi vẫn chỉ dám dùng nguồn nước sạch để tắm, giặt còn dùng nước mưa để ăn, uống”, chị Bích cho hay.

Đến nay, Thành phố đã kêu gọi 24 nhà đầu tư vào 28 dự án nước sạch. Sau 2,5 năm đã nâng tỷ lệ nước sạch sử dụng ở nội thành lên 100%; tỷ lệ nước sạch ở khu vực nông thôn được 55% tính đến ngày 31/12/2018. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2020, toàn bộ khu vực nông thôn được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn nước sạch đô thị. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thành các nhà máy nước mặt, đạt công suất gần 2 triệu m3/ngày đêm. Phấn đấu hết năm 2021, toàn Thành phố cơ bản dùng hệ thống nước sạch bằng nước mặt thay thế hệ thống nước khoan.

Từ những mong muốn của công nhân, thiết nghĩ chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan cùng chủ nhà trọ cần có biện pháp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của công nhân lao động. Đặc biệt, khi cung cấp nước sạch cho công nhân thuê trọ các bên cần tăng cường giám sát để đảm bảo công nhân được hưởng giá nước sạch theo đúng quy định của Nhà nước, tránh tình trạng chủ nhà trọ thu giá nước sạch cao hơn quy định, gây ảnh hưởng đến kinh tế và bức xúc trong công nhân lao động.

Xuất phát từ những mong muốn cấp thiết đó, thời gian qua, Thành phố Hà Nội luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng, mới đây, trong lần trả lời kiến nghị của công nhân, liên quan đến vấn đề lo ngại về nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt không đảm bảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, chương trình phát triển nước sạch của Thành phố nhằm cung cấp nước sạch cho tất cả người dân các khu nội, ngoại thành, chính sách Thành phố đặt ra là xã hội hóa toàn bộ các khu cấp nước sạch.

Đến nay, Thành phố đã kêu gọi 24 nhà đầu tư vào 28 dự án nước sạch. Sau 2,5 năm đã nâng tỷ lệ nước sạch sử dụng ở nội thành lên 100%; tỷ lệ nước sạch ở khu vực nông thôn được 55% tính đến ngày 31/12/2018. Thành phố phấn đấu đến hết năm 2020, toàn bộ khu vực nông thôn được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn nước sạch đô thị.

Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thành các nhà máy nước mặt, đạt công suất gần 2 triệu m3/ngày đêm. Phấn đấu hết năm 2021, toàn Thành phố cơ bản dùng hệ thống nước sạch bằng nước mặt thay thế hệ thống nước khoan.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Ngày 26/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành thông báo về việc treo cờ Tổ quốc để chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, từ ngày 31/12/2024 đến hết ngày 2/1/2025.
Tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô năm 2024

Tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
TIN BUỒN

TIN BUỒN

(LĐTĐ) Vô cùng thương tiếc báo tin, bà Đặng Thị Sâm (thân mẫu của đồng chí Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô) vừa qua đời.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

Tin khác

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động