Mầm xuân đang lên
Nền tảng cho khởi nghiệp | |
Chàng trai trẻ theo đuổi đam mê đến cùng | |
Khởi động chương trình hướng nghiệp Chevening |
Lời khuyên của các chuyên gia
Theo các nhà quản trị doanh nghiệp, tại bất kỳ thời điểm nào, khởi nghiệp đối với các bạn trẻ luôn luôn bao gồm cả thời cơ và thách thức. đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp.
Chính vì thế, khi đề cập đến trào lưu startup tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia khác hiện nay, ông Saul Singer - đồng tác giả cuốn sách "Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện thần kỳ về nền kinh tế Israel" và cũng là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về khởi nghiệp cho biết, trong thời điểm đầu của quá trình khởi nghiệp, các doanh nghiệp (DN) startup thường đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó đặc biệt là 3 vấn đề lớn: Ý tưởng (do thị trường luôn biến động); vốn (tài chính đầu tư) và nhân sự (có thể là cộng sự, người đồng sáng lập hay đội ngũ nhân viên) …
Vì thế, hiếm có DN startup nào thành công ngay trong dự án khởi nghiệp đầu tiên, mà phải thất bại rồi gây dựng lại rất nhiều lần. “Mọi người thường nhầm tưởng rằng chỉ cần một ý tưởng hay hoặc một nền tảng công nghệ tốt thì có thể khởi nghiệp, nhưng thực tế đó mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ”- ông Saul Singer khẳng định.
Đồng quan điểm, bà Thanh Nguyễn – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Mạng cộng đồng nghề nghiệp cấp quản lý Anphabe.com chia sẻ: “Rõ ràng để hội đủ 3 yếu tố trên là rất khó, bởi các ý tưởng để gọi là mới trên thị trường thì rất hiếm mà để nói tốt hơn thì cực kỳ cạnh tranh. Hơn nữa, ý tưởng muốn có tính nhân rộng thường sẽ cần nhiều vốn, nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, một khó khăn nữa, chính là để thực thi và bán được những ý tưởng thì rất cần có một đội ngũ giỏi. Mà muốn làm được việc đó thì chúng ta bắt buộc phải bỏ tiền ra để tuyển dụng người tốt hoặc là đi tìm những đồng sự giỏi có thể hỗ trợ cho nhau. Đấy luôn luôn là bài toán của những nhà khởi sự. Vì bài toán mà có quá nhiều ẩn số như thế và để ẩn số có thể đúng ở một thời điểm nào đó thì rất cần hội tụ nhiều yếu tố”.
Bên cạnh đó, một vấn đề được nhiều nhà khởi nghiệp quan tâm là có ý tưởng tốt rồi nhưng lấy đâu vốn để triển khai? Chia sẻ về vấn đề này trong một buổi giao lưu với hàng trăm doanh nhân trẻ Việt Nam tại Hà Nội vừa qua, ông Philippe Varin - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đa quốc gia Areva và cũng là cựu CEO của tập đoàn xe hơi danh tiếng PSA Peugeot Citroen (một nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới doanh nhân Pháp) với hơn 50 năm kinh nghiệm trên thương trường cho rằng, khó khăn lớn nhất của các DN startup là nguồn lực tài chính đầu tư cho dự án. Các DN startup bị phụ thuộc và gặp sức ép khá lớn từ nhà đầu tư vốn về độ thành công của dự án.
Vì thế, dù đánh giá cao về sự năng động của các DN trẻ Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp địa phương cũng như lĩnh vực dịch vụ đang là ưu tiên của nhiều DN nhưng theo ông Philippe Varin, các DN trẻ vẫn còn rụt rè trong hành động vì sợ thất bại. “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế để rồi phải chuyển hoạt động kinh doanh từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Các bạn startup phải xác định luôn đứng trước nguy cơ thất bại, tỉ lệ khởi nghiệp thành công và thất bại là 50:50” - ông Philippe Varin nhấn mạnh.
Nhìn nhận ở góc độ khác, ông Nguyễn Quang Thái – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cty CP Dược phẩm Thái Minh cho rằng, nếu như thế hệ 6X, 7X trước đây muốn khởi nghiệp với số tiền vài chục triệu đồng thường phải bán nhà hay cầm cố tài sản lớn mới có vốn để bắt đầu khởi sự, thì hiện nay, thế hệ 8X hay 9X hoàn toàn có thể dễ dàng thuyết phục, huy động vốn vài trăm triệu hay hàng tỉ từ người thân hoặc ngoài xã hội không còn là chuyện quá khó. Thậm chí, với những dự án lớn, ý tưởng độc đáo thì không khó để thuyết phục những quỹ đầu tư mạo hiểm chi tiền tỉ là do môi trường đầu tư và nhận thức của xã hội về khởi nghiệp đã có nhiều thay đổi. Điều đó cho thấy thu hút vốn đầu tư không phải là vấn đề lớn nhất của các starup hiện nay mà là ở vấn đề: Bussines (hay còn gọi là năng lực cạnh tranh DN) và nhân sự (người đồng sáng lập hay những cộng sự) để thực hiện tốt bài toán maketing và quản trị nhân sự hiệu quả
“Hầu như tất cả công ty hay dự án khởi nghiệp đầu tiên dễ bị thất bại chỉ vì không biết cách quản trị, hoặc quản trị không tốt những vấn đề này. Tôi lấy ví dụ như việc lựa chọn thị trường để tung ra sản phẩm, nếu bạn chọn sai thị trường thì thất bại là điều hiển nhiên. Nhưng có trường hợp đã chọn đúng thị trường mà sai thời điểm, sai phân khúc khách hàng thì cũng không thể thành công…. Vì thế, cột mốc đánh dấu sự thành công của một công ty hay dự án khởi nghiệp là thời điểm sản phẩm của họ được khách hàng tin tưởng và đón nhận” – ông Saul Singer khẳng định. Ông Saul Singer cho biết thêm, một trong những lợi thế của DN Israel là rất giỏi trong việc xây dựng nhóm cộng sự tốt, có tầm nhìn chung và sự gắn bó chặt chẽ với nhau để họ quản trị rủi ro bằng việc tạo lập nhóm thành viên chủ chốt gồm nhiều người, sở hữu thế mạnh riêng ở nhiều lĩnh vực để sẵn sàng hỗ trợ nhau.
Thước đo của sự thành công
Một câu hỏi đặt ra: Vậy điều gì là thước đo cho sự thành công của một công ty hay dự án khởi nghiệp? “Mọi người thường nghĩ thành công trong kinh doanh được tính bằng lợi nhuận, nhưng với startup thì không hoàn toàn như vậy. Vì chặng đường rất dài nên những con số về doanh thu và lợi nhuận không có nhiều ý nghĩa với một công ty hay dự án khởi nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải làm thế nào để mô hình kinh doanh của mình luôn trong trạng thái tăng trưởng (có thể căn cứ vào số lượng cửa hàng, người dùng…) bởi nó cho thấy mức độ xã hội chấp nhận ý tưởng cũng như sản phẩm của bạn”- ông Saul Singer khẳng định. Còn theo ông Philippe Varin, dù tỉ lệ thành công và thất bại trong khởi nghiệp luôn là 50:50, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta rút ra được bài học gì từ những thất bại này. Đứng ở góc độ quản trị nhân sự, bà Thanh Nguyễn cho biết: “Tôi nhận thấy ở các bạn trẻ Việt Nam, ở một khía cạnh nào đó, vẫn đang bó buộc mình vào một số ảo tưởng, như là khởi nghiệp là con đường duy nhất để chúng ta trở nên giàu có và tự do. Thế nhưng thực tế cho thấy khởi nghiệp chỉ là một trong nhiều cách để làm giàu và đạt được sự tự do tài chính. Nếu bạn hỏi những người đã khởi nghiệp thành công thì họ sẽ đều trả lời đây là một cách đầy khó khăn và nhiều rủi ro.
Chính vì thế, theo các chuyên gia khởi nghiệp, “muốn thành công cao, các startup phải có lượng “vốn” hóa càng nhiều càng tốt để giảm bớt rủi ro. Vốn thứ nhất đến từ sự tích lũy kinh nghiệm. Rất nhiều bạn trẻ tự đi làm, chưa có kinh nghiệm gì đã lao ra khởi nghiệp là thất bại ngay vì chưa tích lũy được gì. Vốn thứ hai là về tài chính. Vì trong thời buổi cạnh tranh này, trừ khi các bạn là “thiên tài”, người tiên phong cho những cái mới thì sẽ có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền để biến ý tưởng của bạn thành hiện thực. Với những trường hợp còn lại thì đều phải cần tài chính lớn để thực hiện. Vốn thứ 3 các bạn cũng cần là vốn trải nghiệm, chinh chiến. Đối mặt với hành trình khởi nghiệp đầy rẫy những khó khăn thì bản thân luôn phải bình tĩnh cầm chắc tay lái trước những cơn sóng to, bão tố... Những việc này rất cần đòi hỏi kinh nghiệm chiến trường, vững vàng về mặt tâm lý, phải có sự lỳ đòn, quyết tâm. Và cuối cùng, khởi nghiệp cũng cần có chút yếu tố may mắn. Đôi khi có những người đi trước 2 năm lại thất bại, trong khi bạn làm 2 năm, nhưng vẫn thành công”- bà Thanh chia sẻ.
“Hầu như tất cả công ty hay dự án khởi nghiệp đầu tiên dễ bị thất bại chỉ vì không biết cách quản trị, hoặc quản trị không tốt những vấn đề này. Tôi lấy ví dụ như việc lựa chọn thị trường để tung ra sản phẩm, nếu bạn chọn sai thị trường thì thất bại là điều hiển nhiên. Nhưng có trường hợp đã chọn đúng thị trường mà sai thời điểm, sai phân khúc khách hàng thì cũng không thể thành công…. Vì thế, cột mốc đánh dấu sự thành công của một công ty hay dự án khởi nghiệp là thời điểm sản phẩm của họ được khách hàng tin tưởng và đón nhận” - ông Saul Singer khẳng định. |
Còn theo ông Saul Singer, các startup hãy chú tâm vào việc phát triển đội ngũ nhân sự sản phẩm và công nghệ hoàn thiện trước khi nghĩ đến chuyện gọi vốn. Khi nền tảng vững chắc thì việc gọi vốn chắc chắn đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí không cần đi tìm mà chính nhà đầu tư sẽ chủ động đến với bạn. Đối với những startup đã nhận vốn đầu tư, nếu số tiền càng lớn thì hãy đặt mình trong tâm thế người mang nợ càng nhiều để ý thức chi tiêu đồng tiền vay được ít nhất có thể. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thái cũng tham vấn thêm, các nhà khởi nghiệp nên chủ động trang bị “vốn” cho chính bản thân mình (kiến thức, kinh nghiệm sống và cả vốn tài chính cá nhân), tiếp đến là vốn kinh nghiệm quản trị kinh doanh (bussines) của mình và sớm thiết lập được đội ngũ cộng sự. Bởi khi đó, ý tưởng kinh doanh dù nhỏ nhưng sẽ nắm chắc sự thành công cao hơn. Và khi doanh thu của DN từng bước tăng đều thì đến khi muốn mở rộng SX – KD thì việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ không còn khó khăn và quan trọng hơn lúc này vị thế của nhà khởi nghiệp sẽ luôn ở thế “cửa trên” trong đàm phán với các nhà đầu tư vốn.
Ngoài ra, theo bà Thanh Nguyễn, để khởi nghiệp thành công, ngoài nỗ lực của chính các nhà startup, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để các thủ tục hành chính trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn. Tiếp đến là có sự khuyến khích từ phía Nhà nước dành cho các DN khởi nghiệp, nhất là các DN vừa và nhỏ (như là giảm thuế) vì những DN này thường trong giai đoạn “Cắn gấu vá vai”. Cái thứ 3 là chính sách đào tạo, hướng dẫn. Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay có thể mở ra được những cộng đồng khởi nghiệp, kết nối kinh doanh, kết nối doanh nghiệp, cung cấp những Coworking Space và họ có thể kiếm tiền ở đó (giống như mô hình chính phủ Singapore đang làm về thuế hay Coworing Space). Hơn thế nữa, chúng ta cũng có thể tổ chức những buổi đào tạo về những kỹ năng cơ bản về quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ, thu hút nhân sự; tổ chức những cuộc thi lấy ý tưởng và đầu tư vào những ý tưởng đó. Nhà Nước hoàn toàn có thể trở thành những nhà đầu tư và góp phần khuyến khích khởi nghiệp nhiều hơn...
Kim Thoa - Phương Đông
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43