Luật Giáo dục nghề nghiệp: Luật đã có, vẫn khó triển khai(kỳ 2)
Tín hiệu vui cho thị trường lao động | |
Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng” |
Thống kê hiện nay cho thấy, hệ thống trường cao đẳng (CĐ) chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) quản lý khoảng 300 trường (chưa tính hệ CĐ ở các trường đại học (ĐH) và trường CĐ nghề, trung cấp nghề do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) quản lý gần 600 trường.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một đòi hỏi cấp bách. |
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ còn 3 tên gọi: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường CĐ. Do đó, điều mà các trường CĐ và trường ĐH có hệ CĐ đang lo lắng không biết tương lai sẽ như thế nào khi thực tế người học đã “chê” hệ CĐ.
Chưa kể việc cấp bằng cho đối tượng theo học hệ CĐ này, hiện vẫn chưa định danh rõ ràng. Nếu cấp theo Luật Dạy nghề cũ thì vi phạm Luật Giáo dục nghề nghiệp, còn cấp theo luật mới thì chưa có văn bản hướng dẫn trong khi chẳng bao lâu nữa là lứa sinh viên đầu tiên theo chủ trương mới sẽ tốt nghiệp.
Ngoài ra, một hệ quả nữa là một số trường ĐH do Bộ GDĐT quản lý Nhà nước tổ chức đào tạo nghề với quy mô lớn lên đến 6 -7 ngàn người nhưng do ngành lao động quản lý chỉ tiêu, Bộ GDĐT không thể can thiệp vào được để kiểm soát chất lượng thông qua kiểm soát quy mô đào tạo.
Về vấn đề này, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cùng là hoạt động GDĐT mà tách ra làm đôi, giao 2 bộ cùng quản lý như hiện nay là không hợp lý.
Bởi thế, cần việc tập trung về một đầu mối quản lý, không nên kéo dài tình trạng chia cắt như hiện nay. Đáng lẽ cần thống nhất chỉ có một hệ thống CĐ, trung cấp, nhưng vì không thể nào giao hết cho một bộ quản lý (ví dụ như Bộ LĐTBXH không thể quản lý các trường CĐ sư phạm chuyên đào tạo giáo viên...) nên tuy có luật, trên thực tế vẫn giữ tình trạng trường thuộc bộ nào do bộ đó quản lý.
Việc này kéo dài tình trạng nhùng nhằng trong quản lý giáo dục nghề nghiệp nói riêng và cả hệ thống GDĐT nói chung. “Vì vậy, tôi cho rằng ý kiến của Bộ GDĐT kiến nghị với Chính phủ là cần thiết.
Nên giao nhiệm vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho Bộ GDĐT, đưa toàn bộ Tổng cục Dạy nghề về trực thuộc Bộ GDĐT thống nhất với Vụ Giáo dục chuyên nghiệp. Chỉ riêng phần dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm tại doanh nghiệp hoặc địa phương thì nên tiếp tục giao cho Bộ LĐTBXH quản lý” - GS. Thuyết đề nghị.
Đồng quan điểm, GS. Nguyễn Minh Đường (Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực) cho rằng, một hệ thống mà có tới 2 “cái đầu” thì không thể nhất quán được. Nhân lực quốc gia là một chỉnh thể, nhưng việc quy hoạch lại thiếu tổng thể, lý do vì Bộ LĐTBXH quản lý một mảng, Bộ GDĐT quản lý một mảng.
Điều này đang làm trở ngại việc quản lý hệ thống cũng như thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo. Sáp nhập Tổng cục Dạy nghề và Vụ Giáo dục chuyên nghiệp của Bộ GDĐT thành cơ quan quản lý duy nhất đối với giáo dục nghề nghiệp để tạo thuận lợi cho việc hoạch định những chính sách quốc gia thống nhất, tránh những chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn làm cản trở việc thực hiện các chủ trương đổi mới về giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
Như vậy, nếu chưa hoàn thành các văn bản hướng dẫn dưới Luật cũng như thống nhất một mối cơ quan quản lý thì các cơ sở đào tạo nghề sẽ vẫn rơi vào tình trạng rối như canh hẹ hiện nay và điệp khúc luật đã có vẫn khó triển khai vẫn cứ dài dài.
Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03