Lễ hội bơi Đăm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nhân dân cả nước nô nức đón ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 | |
Lạc bước giữa làng hoa Tây Tựu | |
Quận Hai Bà Trưng: Kỷ niệm 1.978 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng | |
Làng hoa Tây Tựu: Thành làng nghề truyền thống |
Đây là một lễ hội rất cổ, ít nhất đã được ghi lại từ hơn 200 năm nay, được dân làng bảo vệ và duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hội bơi Đăm gắn liền với di tích miếu Tây Đăm- là ngôi miếu thờ Đức thánh Bạch Hạc Tam giang - một vị tướng tài đã ba lần giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh tan giặc ngoại xâm và được vua Hùng phong là Thổ lệnh thống quốc Đại vương.
Lễ hội bơi Đăm. |
Sau một thời gian bị gián đoạn, đến năm 1994, lễ hội bơi Đăm truyền thống được tổ chức lại nhưng thời gian mở hội và việc thực hiện các nghi thức đã có sự thay đổi so với trước đây. Điểm đặc biệt và độc đáo của lễ hội bơi Đăm truyền thống chính là vừa rước Thánh đường bộ, vừa rước đường thủy. Việc thi bơi vừa là một nghi lễ, vừa là một hình thức rèn luyện sức khỏe, vừa mang tính nghệ thuật cao của Lễ hội bơi Đăm. Lễ hội bơi Đăm truyền thống được tổ chức lớn 5 năm một lần trong 3 ngày 9, 10 và 11 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc.
Năm nay, hội thi bơi có 6 thuyền thuộc miền Hạ, miền Trung và miền Thượng, mỗi miền có 2 thuyền tham dự. Việc tuyển chọn trai bơi cũng hết sức chặt chẽ. Đó phải là những chàng trai có thể lực, tư cách đạo đức tốt, có tâm huyết với lễ hội, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương.
Đặc biệt, tối 23/4, người dân làng Đăm nói riêng và phường Tây Tựu nói chung hết sức phẩn khởi được nhận Bằng công nhận lễ hội Bơi Đăm truyền thống là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của quận Bắc Từ Liêm nói chung và phường Tây Tựu nói riêng nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các giá trị di sản văn hóa của cha ông để lại; những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc và nghệ thuật của di tích và lễ hội làng Đăm.
Cùng với lễ hội bơi Đăm, những ngày này ở Tây Tựu cũng diễn ra Hội làng rất đỗi tưng bừng. Theo truyền thống, trước đây cứ 5 năm Hội làng một lần, song nay đã hạ xuống thành 3 năm một lần. Và có lẽ "không ngoa", khi nói rằng đây được coi là Hội làng quy mô nhất trên địa bàn Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07