Lao động ngoài 35 tuổi đã phải nghỉ làm: Vì sao xu hướng ngày càng tăng?

Nhiều công nhân lao động (CNLĐ) khi bước sang tuổi trung niên đã buộc phải xin thôi việc vì sức ép năng suất, định mức và cường độ lao động cao, sức khỏe giảm sút; một số bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động. Điều đáng nói là khi chưa đến tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, số CNLĐ này sẽ đi đâu, làm gì, cuộc sống ra sao?
vi sao xu huong ngay cang tang 32,5% công nhân thường xuyên có bức xúc về nơi làm việc
vi sao xu huong ngay cang tang Nỗ lực vượt khó cùng công nhân lao động

Thời gian CNLĐ làm cho doanh nghiệp là 6,7 năm

Kết quả điều tra mới nhất của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cho thấy, hiện có tình trạng khá phổ biến là CNLĐ độ tuổi ngoài 40, đặc biệt là lao động nữ và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rơi vào tình huống: Họ phải nghỉ việc vì sức ép năng suất, định mức lao động cao, cường độ lao động căng thẳng, sức khỏe giảm sút... trong khi thu nhập không cao hoặc bấp bênh, không có thời gian lo cho gia đình, chăm lo cho con cái.

vi sao xu huong ngay cang tang
Bị chấm dứt hợp đồng, nhiều lao động độ tuổi trung niên khó tìm được việc làm mới trong doanh nghiệp (ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để chấm dứt hợp đồng với CNLĐ đã đến tuổi trung niên, như: Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn; giao kết nhiều hợp đồng lao động ngắn hạn và chấm dứt khi hết hạn; tạo cớ hoặc sắp xếp lại sản xuất để chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải...

Kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, bình quân độ tuổi của CNLĐ trong các doanh nghiệp chỉ là 31,2 tuổi, trong đó CNLĐ trong các doanh nghiệp điện - điện tử là 26,9 tuổi; dệt may giầy da là 29,5 tuổi; chế biến - chế tạo là 30,9 tuổi... và thời gian trung bình CNLĐ làm cho các doanh nghiệp chỉ là 6,7 năm.

Theo kết quả điều tra của Tổng LĐLĐVN, sau khi bị sa thải, khoảng 43,1% CNLĐ làm công việc tự do, 17,2% làm công việc buôn bán, 15,3% về nhà làm công việc nội trợ gia đình, 13,3% làm ruộng và hơn 11% bán hàng rong. Đối với nữ, tập trung phần lớn (82,6%) là bán hàng rong và bán nước, 12,1% làm công việc tự do...

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho biết: Tổng LĐLĐVN hiện đã nắm bắt được thông tin ở một số doanh nghiệp, có tình trạng CNLĐ ở độ tuổi 35 trở lên khi hết hợp đồng lao động không được chủ sử dụng lao động tiếp tục ký hợp đồng; hoặc người sử dụng lao động tìm cách lách luật để chấm dứt hợp đồng lao động nhằm giảm đi gánh nặng trả lương cao, tránh phải đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội cho lao động có thâm niên nhiều hơn so với lao động mới, trẻ tuổi…

Bà Đỗ Thị Yến - Giám đốc điều hành tại GPO - công ty chuyên cung cấp dịch vụ về nhân sự, tuyển dụng chỉ ra thực tế: Rất nhiều bạn trẻ mới đi làm rất thích chọn công ty nước ngoài, tuy nhiên, mức độ đào thải và cạnh tranh ở các công ty này rất cao. Điều đáng nói là ở các công ty này, mọi quy trình đã có sẵn, bạn chỉ cần làm đúng một việc lặp đi lặp lại hết năm này qua năm khác.

Sau khoảng 10 năm, mức lương của bạn có thể chỉ tăng khoảng 50% so với khi các bạn vào làm và có nguy cơ bị sa thải vì các công ty này chỉ tuyển chọn và sử dụng công nhân ở lứa tuổi 18-25 tuổi- nếu bạn không có kỹ năng nghề mới hoặc ở trình độ mới.

Bà Yến dẫn ra bằng chứng, theo “Báo cáo Điều tra lao động việc làm Quý 4/2016” của Tổng Cục thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư cho thấy, có đến 43,4% lao động trong độ tuổi 25-54 thất nghiệp. “Đây gọi là đối tượng thất nghiệp thứ phát, tức là đã có việc, lại mất việc làm và chưa tìm lại được việc làm do các yếu tố như khả năng bản thân yếu kém; bị sa thải hoặc nằm trong diện tái cơ cấu, tinh giảm biên chế; công ty giải thể hoặc phá sản; chán việc; bỏ việc... Đây là con số đáng báo động và đáng để suy ngẫm”, bà Yến khẳng định.

Theo nhận định của các chuyên gia về lao động việc làm, bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không thể nói ở độ tuổi 35-40 CNLĐ mất khả năng lao động. Ở độ tuổi này, CNLĐ vẫn có thể làm nhiều công việc khác. Tuy nhiên, do trước đây công việc của họ thuần túy là lao động giản đơn, chỉ làm một khâu trong dây chuyền sản xuất nên khi bị chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, họ khó có thể kiếm được công việc khác ở ngoài, khi ở độ tuổi khá cao.

Sẽ xem xét đưa vào Thỏa ước lao động tập thể

Theo kết quả điều tra của Tổng LĐLĐVN, sau khi bị sa thải, khoảng 43,1% CNLĐ làm công việc tự do, 17,2% làm công việc buôn bán, 15,3% về nhà làm công việc nội trợ gia đình, 13,3% làm ruộng và hơn 11% bán hàng rong. Đối với nữ, tập trung phần lớn (82,6%) là bán hàng rong và bán nước, 12,1% làm công việc tự do...

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho biết: Tổng LĐLĐVN hiện đã nắm bắt được thông tin ở một số doanh nghiệp, có tình trạng CNLĐ ở độ tuổi 35 trở lên khi hết hợp đồng lao động không được chủ sử dụng lao động tiếp tục ký hợp đồng; hoặc người sử dụng lao động tìm cách lách luật để chấm dứt hợp đồng lao động nhằm giảm đi gánh nặng trả lương cao, tránh phải đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội cho lao động có thâm niên nhiều hơn so với lao động mới, trẻ tuổi…

“Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tiến hành khảo sát thực trạng chung trên địa bàn cả nước và trên cơ sở đó tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi nhằm đề ra các giải pháp giải quyết để đảm bảo quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động.

Đặc biệt, thời gian tới, Tổng LĐLĐVN sẽ định hướng, chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, khi ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong Thỏa ước lao động tập thể phải có các điều khoản có lợi cho người lao động về mặt tiền lương, bồi dưỡng, bữa ăn ca, nhất là phải có điều khoản chống lại việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động lớn tuổi”, Chủ tịch Bùi Văn Cường khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Xem thêm
Phiên bản di động