Lan toả thông điệp “xanh”
Sẽ lắp đặt nhiều thùng rác thông minh và xe đạp lọc nước |
Là trái tim của Thủ đô, lượng người đổ về vui chơi xung quanh Hồ Gươm rất đông, nhất là hai ngày tuyến phố đi bộ hoạt động vào cuối tuần. Tuy nhiên, điều khiến nơi đây trở nên kém đẹp mắt đó là tình trạng một số người ý thức chưa cao vẫn xả đủ thứ rác từ chai nhựa, giấy báo, túi ni lông, que kem… xuống đường. Dù Hà Nội đã bố trí thêm hàng loạt thùng rác đôi, loại 70 lít xung quanh Hồ Gươm và được gắn dòng chữ “Hãy cho tôi xin rác” nhưng nhiều người đứng vui chơi cạnh đó vẫn tiện tay vứt thẳng xuống đường.
Các bạn trẻ của nhóm “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya” tham gia nhặt rác. |
Song song với hoạt động nhặt rác của các bạn trẻ trên, cũng tại khu vực Hồ Gươm, nhóm “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya”cũng tích cực tham gia làm sạch môi trường. Bắt đầu từ năm 2012, cứ 8 giờ sáng Chủ Nhật hàng tuần, ông Ninomiya Tohru - một doanh nhân người Nhật Bản lại cùng một nhóm các bạn trẻ cả người đang đi làm và học sinh, sinh viên cùng nhau tham gia nhặt rác tại đây.Từ những hành động thản nhiên xả rác ngay dưới chân mình mà ông cho là vô cùng “kỳ lạ” của những người sống xung quanh, vị doanh nhân này đã suy nghĩ cần phải thực sự cần phải làm một điều gì đó.Vốn là người cẩn thận, ông Ninomiya Tohru đã chuẩn bị cả kẹp nhặt rác, túi ni lông đựng rác, găng tay để phát cho mọi người trong đoàn.
Không chỉ nhặt rác góp phần thay đổi thói quen, từ những buổi nhặt rác, nhận thấy lượng que kem, ống hút và một vài vật dụng có thể tái chế khá nhiều, hội “Nhặt rác Hồ Gươm” đã nảy ra ý tưởng làm sản phẩm để gây quỹ từ thiện. Từ các que kem, que xiên xúc xích bỏ đi, những bạn trẻ đã làm sạch và lắp ghép khéo léo thành đồ lưu niệm hay dụng cụ học tập thiết thực như hộp bút, khung ảnh, cối xay gió, hộp đựng trang sức, đèn trang trí, cũng như gửi gắm tình yêu Hà Nội của mình vào mô hình chùa Một Cột, Khuê Văn Các, cầu Long Biên...
Những sản phẩm này được bày bán ở các chương trình tình nguyện, hội trại ở các trường đại học, trung học phổ thông. Mỗi buổi, nhóm thường bán được từ 15 đến 20 sản phẩm, thu được 400.000 đến 500.000 đồng. Với số tiền không lớn ấy, những bạn trẻ đã thực hiện hoạt động bữa ăn nhân ái gửi đến những người có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ nhặt rác quanh Hồ Gươm, nhóm của ông Ninomiya Tohru còn mở rộng khu vực hoạt động ra Văn Miếu, hồ Thiền Quang, Công viên Thủ Lệ, hồ Giảng Võ, Hồ Tây vào sáng Chủ Nhật và ở thị trấn Phùng vào sáng thứ Bảy hàng tuần. Ban đầu, chỉ có ông Ninomiya Tohru và một vài người bạn, một số nhân viên của công ty ông tham gia nhặt rác. Nhưng giờ đây, rất nhiều người từ nhỏ đến già cùng nhiều người nước ngoài cùng tích cực tham gia.
Không cần đăng ký, những ai đến tham gia đều được phát kẹp, túi và găng tay để tiến hành nhặt rác. 6 năm qua, hoạt động của nhóm đã thu hút được rất nhiều các bạn trẻ đến từ các trường đại học, THPT hay thậm chí chỉ là những em nhỏ đi cùng bố mẹ. Có những buổi sáng Chủ Nhật, “đoàn nhặt rác” kéo dài rồng rắn đến mấy chục người.
Hoạt động đẹp của các nhóm cộng đồng trên đã tác động lớn đến ý thức của mọi người xung quanh. Dù việc làm của nhóm khó có thể làm sạch hết rác nhưng lại có tác động không nhỏ tới người dân nhằm hình thành ý thức về việc bỏ rác vào thùng. Bà Nguyễn Thu Nga, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm cho biết: “Nhìn những người nước ngoài cặm cụi nhặt rác ở Hồ Gươm, tôi chợt có cảm giác xấu hổ. Tại sao một người nước ngoài lại có ý thức bảo vệ môi trường sống của Việt Nam trong khi đó những người Việt sinh sống trên chính quê hương mình lại không ý thức được điều đó. Qua việc làm này, ý thức bảo vệ môi trường của tôi cũng như người dân Thủ đô được nâng cao hơn rất nhiều”.
Xả rác bừa bãi gần như là một thói quen xấu khó bỏ của không ít người dân thành phố. Nhưng mỗi hành động nhỏ sẽ mang lại hiệu quả to lớn, mỗi người góp một hành động đẹp sẽ đem đến một Thủ đô xanh.Trong nhiều năm qua, “Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya” và “Hội nhặt rác Hồ Gươm” vẫn đều đặn hoạt động như một nét đẹp dung dị giữa lòng Hà Nội. Những “người vác tù và hàng tổng” vẫn đang kiên định với mục tiêu truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tới mỗi người dân Thủ đô. Ðể Hà Nội đẹp hơn, cần lắm những tấm lòng như thế.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49