Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường
Hà Nội: Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng bền vững | |
Hà Nội ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề | |
Cách làm hay trong bảo vệ môi trường |
Những “đại sứ” bảo vệ môi trường
Đã bước vào những tháng cuối cùng của năm 2019, nếu nhìn lại, gần một năm vừa qua thực sự là khoảng thời gian bùng nổ những chiến dịch, thử thách của thế hệ trẻ Thủ đô dành cho môi trường. Mở đầu bằng thử thách “nói không với ống hút nhựa”, thời điểm đó, không gian mạng trở thành một diễn đàn mở cho những giải pháp thay thế và bỏ sử dụng ống hút.
Học sinh trường THPT Chu Văn An nhặt rác xung quanh khu vực hồ Tây |
Chuyển biến tích cực là điều có thể dễ dàng thấy khi nhiều bạn trẻ đã ngừng sử dụng ống hút hay chuyển qua các loại ống hút thân thiện với môi trường khi đi uống cà phê. Hiện nay, hình ảnh các bạn trẻ bên ly cà phê hay cốc nước trái cây với một chiếc ống hút bằng inox sáng loáng đã dần trở nên quen mắt với người Hà Nội. Thậm chí, tại Hà Nội đã có rất nhiều đơn vị cung cấp, cũng như các cửa hàng ngày càng tích cực tham gia vào chiến dịch “nói không với ống hút nhựa”, thay thế ống hút nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường.
Tiếp theo đó, chiến dịch “ChallengeforChange”- dọn dẹp bãi rác, trở thành tâm điểm mới và thu hút đông đảo cư dân mạng. Xuất phát từ nước ngoài, thử thách này đã nhanh chóng được các bạn trẻ Việt, đặc biệt là giới trẻ Hà Nội hưởng ứng với hàng loạt bức ảnh trước - sau của một địa điểm ô nhiễm môi trường và những thay đổi đáng kinh ngạc. Có thể kể đến việc dọn rác thường xuyên của các bạn trẻ ở khu vực Cầu Long Biên, bãi giữa sông Hồng, hồ Tây, hồ Gươm hay khu vực phố cổ.
Theo ghi nhận, cứ vào cuối tuần, tại khu vực quanh hồ Gươm, mọi người lại bắt gặp hình ảnh những tình nguyện viên là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân... cần mẫn nhặt từng mẩu rác. Không quản mưa nắng, họ âm thầm góp phần giữ gìn môi trường, cảnh quan hồ Gươm sạch, đẹp; đồng thời, truyền thông điệp bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Trong số những người tình nguyện nhặt rác tại hồ Hoàn Kiếm, nhóm Trashpackers Hà Nội (thuộc Trashpackers Việt Nam) quy tụ khá đông thành viên tham gia.Được biết, nhóm có gần 100 tình nguyện viên tham gia nhặt rác thường xuyên. Cứ 2 tuần, nhóm tổ chức một buổi dọn rác, làm sạch môi trường khu vực hồ Gươm và khu vực phố cổ, nơi tập trung đông khách du lịch. Chị Nguyễn Thị Tuyền, đại diện nhóm Trashpackers Hà Nội cho biết, hoạt động của nhóm Trashpackers Hà Nội theo tiêu chí tự nguyện, với mong muốn được chung tay giữ gìn Thủ đô sạch, đẹp. Để có kinh phí mua găng tay và túi đựng rác, họ vận động thành viên có điều kiện trong nhóm tài trợ.
Những hành động thiết thực đã lan tỏa đến cộng đồng, lan tỏa đến cả thế hệ học sinh. Trong năm vừa qua, rất nhiều trường học, học sinh đã tham gia “chiến dịch dọn rác”. Mới đây, trong ngày 10/11, hơn 30 học sinh trường THPT Chu Văn An đã cũng tham gia dọn rác xung quanh khu vực hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Được biết, hoạt động này nhằm hưởng ứng Chiến dịch bảo vệ môi trường do các trường Trung học phổ thông và đại học trên toàn thành phố Hà Nội tổ chức. Tại đây, các bạn học sinh đã cùng nhau thu gom rác thải, phế liệu và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Song song với việc truyền thông trên các trang mạng xã hội, hoạt động dọn rác thực tế là dịp để các bạn học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho bản thân và mọi người xung quanh từ những hành động nhỏ nhất. Học sinh Trần Hồng Minh (lớp 12 sử, Trường THPT Chu Văn An) cho biết: “Chúng em mong rằng với những thông điệp và hành động ý nghĩa mọi người sẽ lan tỏa rộng rãi những việc làm đẹp, từ đó nâng cao ý thức của bản thân hơn, vứt rác đúng nơi đúng chỗ, biết giữ gìn vệ sinh chung để môi trường sống của chúng ta ngày một tươi đẹp hơn”.
Biến trào lưu tích cực thành ý thức
Có thể thấy, những trào lưu bảo vệ môi trường của người trẻ trong thời gian qua đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Những hành động cụ thể, thiết thực của người trẻ đã giúp lan tỏa ý thức, hành động của cộng đồng. Thường xuyên tập thể dục quanh khu vực hồ Gươm, chứng kiến nhiều bạn trẻ chung tay dọn rác bảo vệ môi trường, bà Phạm Thị Bích (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Tôi rất cảm phục những bạn tình nguyện viên hằng ngày đã góp phần nhỏ bé của mình để làm sạch môi trường. Chứng kiến những việc làm thiết thực ấy, tôi và nhiều người khác đã cùng tham gia. Hơn nữa, hành động này đã truyền đi thông điệp hết sức ý nghĩa đến cộng đồng, đó là cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng việc làm nhỏ: Bỏ rác đúng nơi quy định”.
Các bạn trẻ dọn rác tại cầu Long Biên. |
Cũng theo bà Bích, việc bảo vệ môi trường cũng được chính bản thân bà chú ý hơn khi tự mình thay đổi thói quen hạn chế sử dụng túi nilon gây hại cho môi trường, thay vào đó là sử dụng túi vải, túi giấy. Bà cũng đã tuyên truyền cho những người xung quanh về ý thức “sống xanh” để bảo vệ môi trường. Ngoài công tác giải quyết lượng rác thải ngày một tăng lên, việc nuôi dưỡng trách nhiệm bảo vệ môi trường cho giới trẻ chính là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Vì vậy, nhiều hoạt động thiết thực hướng thế hệ tương lai đến việc bảo vệ môi trường đang được quan tâm và phát triển rộng rãi.
Tại Việt Nam, nhiều trường học đã đầu tư phát triển các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường và đạt được nhiều dấu hiệu tích cực, điển hình như ngôi trường hoàn toàn “nói không với rác thải nhựa” ở thành phố Cần Thơ. Đặc biệt, nhiều điểm trường tại thủ đô Hà Nội cũng đã thực hiện chương trình “Không còn rác thải, Không hại môi trường” nhằm nuôi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường thế hệ măng non. Đây là hoạt động giao lưu, cung cấp kiến thức phân loại rác tại nguồn cho các em học sinh đồng thời trao tặng các thùng rác phân loại rác – phương tiện hữu ích để các em vừa học tập và thực hành.
Bên cạnh đó, có thể thấy, trong năm 2019, đã có hàng chục các triển lãm về môi trường đã được thực hiện ngay tại Hà Nội. Có thể kể đến một số triển lãm gây được nhiều ấn tượng như “Hành tinh nhựa”, “Xả rác ít thôi”, hay mới đây với triển lãm “Be The Change – Hãy tạo ra sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới này” do họa sĩ Lê Thiết Cương làm giám tuyển, trưng bày bốn tác phẩm: Những cú hút, Rùa, Cây đời, Hóa nhựa. Những triển lãm này thực sự đã tạo ra một sân chơi vô cùng bổ ích giúp giới trẻ nhận thức đúng về môi trường và để những thông điệp “sống xanh” lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, mỗi người chúng ta đều có khả năng thay đổi môi trường mà chúng ta đang sống trở nên tốt đẹp hơn.
P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51