Lan tỏa “chất lính” giữa đời thường
Tỏa sáng tấm gương người bộ đội cụ Hồ | |
Người lính bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận làm kinh tế mới |
Từ giữ gìn an ninh trật tự…
Đến phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) hỏi về cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 12B Lý Nam Đế hẳn không ít người biết đến. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba (SN 1954) trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Nam Định. Năm 1972, ông Ba lên đường nhập ngũ, rồi được phân công về làm lái xe tại Điện ảnh quân đội.
Cho đến nay, ông là một trong số ít người trực tiếp chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Có thể kể đến đó là những trận đánh dọc đường 14 từ Tây Nguyên đến Thủ Đức, Đồng Dù, giải phóng Sài Gòn; chiến đấu chống Pôn - Pốt trên tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh - An Giang; cùng đoàn làm phim tư liệu trên biên giới phía Bắc tại các cao điểm 400 Lộc Bình, Lạng Sơn; cao điểm 690 Cao Bằng; Thanh Thủy, Hà Giang…
Cựu chiến binh Vũ Văn Quang suốt nhiều năm đều tham gia điều tiết giao thông và dẫn các cháu học sinh qua đường. |
Năm 2014, cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba liên tục tham gia cấp ủy địa bàn dân cư, làm Phó Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố. Theo lời cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba, tại tổ dân phố nơi ông sinh sống có thời điểm tình hình an ninh trật tự diễn ra rất phức tạp. Nạn trộm cắp hoành hành. Cá nhân ông Ba đã từng tay không quật ngã không ít những tên trộm cắp manh động. Để cải thiện tình hình an ninh trật tự, cá nhân ông đã tích cực cùng với các ngành chức năng như: Công an phường, Mặt trật tổ quốc, lực lượng cựu chiến binh… tham gia tuần tra giữa gìn an ninh trật tự. Tích cực tuyên truyền để dân cư trên địa bàn tham gia, nâng cao cảnh giác và nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm.
Cho đến nay, khi tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đi vào ổn định, hằng ngày hình ảnh cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba quét dọn rác tại sân chơi dành cho trẻ nhỏ lại khiến không ít người cảm phục. Được biết, hiện cứ đều đặn vào sáng thứ Bảy mỗi tuần, ông lại cùng Chi hội Phụ nữ làm vệ sinh ngõ, hè phố góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cũng lặng thầm cống hiến, cựu chiến binh Vũ Văn Quang thuộc phường Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây) suốt nhiều năm nay đều tham gia điều tiết giao thông và dẫn các cháu học sinh qua đường. Theo tìm hiểu, sau khi rời quân ngũ và đảm nhận công tác tại Tổ bảo vệ thuộc Tổ dân phố số 3, ông Quang còn xung phong đảm bảo an toàn cho hàng trăm cháu học sinh thuộc Trường Trung Sơn Trầm tham gia giao thông an toàn.
Nhắc đến cơ duyên “đưa đò cạn” thầm lặng, người cựu chiến binh thật thà kể, Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm nằm sát Quốc lộ 21A. Trường có nhiều học sinh hằng ngày tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường. Các cháu phải đi qua đường mới sang được trường học, đoạn đường này lại rất nhiều phương tiện qua lại, gồm xe container, xe tải cỡ lớn, xe bus, xe khách, xe máy, xe đạp... tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào và là nỗi lo thường trực của các phụ huynh không có điều kiện đưa đón con đi học hằng ngày.
Nhận thấy mối nguy hiểm này, Đảng ủy, UBND phường Trung Sơn Trầm đã họp bàn biện pháp giải quyết và thống nhất cử lực lượng thường trực tại cổng trường để đưa đón các cháu qua đường mỗi ngày. “Khi đó, tình cờ biết được chủ trương của phường, tôi liền xung phong nhận nhiệm vụ này” - cựu chiến binh Vũ Văn Quang chia sẻ.
Cứ thế, từ năm 2011 đến nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, trời ấm cũng như trời lạnh, ông Quang thường xuyên có mặt tại cổng trường từ sáng sớm để đưa các cháu qua đường vào trường học. Nghĩa cử điều tiết giao thông và dẫn các cháu học sinh qua đường của ông Quang đã và đang trực tiếp đảm bảo tình hình an ninh ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, giúp hàng trăm học sinh trở về nhà an toàn mỗi ngày.
…Đến thầm lặng làm việc thiện
Ngoài tấm gương thầm lặng như cựu chiến binh Nguyễn Văn Ba, Vũ Văn Quang, Trịnh Văn Lộc, Ngô Xuân Tự… hiện trên toàn thành phố Hà Nội, cán bộ, hội viên Cựu chiến binh 30 quận, huyện, thị xã cũng đều đã và đang có những cách làm sáng tạo, hiệu quả, đóng góp vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn. Chẳng hạn, quận Hoàng Mai có mô hình “Cựu chiến binh tuyên truyền giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự đô thị”; huyện Thạch Thất có mô hình “Cựu chiến binh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở thôn, xóm”; quận Tây Hồ, huyện Đan Phượng xây dựng tuyến đường kiểu mẫu cựu chiến binh tự quản… tất cả họ dù vị trí địa lý, công việc, cách thức thể hiện khác nhau song đều hướng đến và góp sức mình xây dựng Hà Nội. |
Tiên phong gương mẫu, cựu chiến binh Trịnh Văn Lộc thuộc tổ dân phố số 5 (phường Ngọc Thụy) lại được nhắc đến với những ý tưởng làm sạch đẹp môi trường từ những việc làm nhỏ nhất. Cụ thể, từ đầu năm 2018, sau khi nghe UBND phường và quận triển khai thực hiện chủ đề “Vì một Long Biên Xanh – Sạch – Đẹp”, cựu chiến binh Trịnh Văn Lộc đã đề xuất ý kiến trồng và chăm sóc hoa tại vườn hoa của tổ dân phố. Ông cũng cùng Thường vụ Hội cựu chiến binh bàn bạc về việc tiếp tục thực hiện phần việc đăng ký với Đảng ủy, UBND phường chăm sóc gần 700 cây hoa giấy trên tuyến đê Ngọc Thụy.
Trên cương vị là Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh, ông Lộc đã phối hợp chặt chẽ với các chi hội đoàn thể khác trong tổ, vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Ông cùng với các thành viên nhóm tự quản cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi; thứ Bảy hàng tuần làm vệ sinh đường, phố, xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép, cắt tỉa cây hoa giấy đoạn đường chi hội quản lý; nhổ cỏ, trồng thêm hoa tại vườn hoa công cộng của tổ. Thầm lặng và cần mẫn trong công việc, đến nay nhờ sự kiên trì của cá nhân ông, sự đồng lòng phối hợp của tập thể hiện tượng vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, nhận thức của người dân về thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị được nâng lên rõ rệt, góp phần duy trì an ninh trật tự của tổ dân phố.
Thầm lặng làm việc thiện cũng là phương châm sống của cựu chiến binh Ngô Xuân Tự ở phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội). Theo lẽ thường, sau khi nghỉ hưu, nhiều người đều muốn an nhàn bên con cháu hoặc có chăng cũng là dành thời gian thăm thú, nghỉ dưỡng. Thế nhưng, người cựu chiến binh Ngô Xuân Tự lại lặng lẽ chắt chiu lương hưu của mình, có khi đi vay nặng lãi, cắm xe máy, cầm sổ đỏ… để cứu giúp những mảnh đời khó khăn bất hạnh.
Chẳng thế mà, ở phường Long Biên lâu lâu, người trong làng lại thấy ông tất tả mua cân gạo, thùng mì tôm, cái chăn hay vài bộ quần áo trước khi “biến mất” vài ngày. Ấy là khi ông vô tình gặp người bị tai nạn cần cứu giúp… Đến nay, bản thân ông Tự cũng không nhớ nổi mình đã đi đến những đâu để làm từ thiện. Chỉ nhớ chuyến đi gần đây nhất của ông là lên Yên Bái để trao quà cho những học sinh nghèo. Ở tuổi 72, miệt mài với từ thiện nhưng ông lại cảm thấy mình không mất mát, mà nhận được nhiều hơn. Đó không phải là của cải vật chất, mà là tình cảm thân thiết, gắn bó như gia đình của những người ông từng giúp đỡ.
Theo tìm hiểu, ở quãng năm 2014, cựu chiến binh Ngô Xuân Tự đã bán mảnh đất mà mình dành dụm để mở một xưởng dạy nghề in cho các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ở xưởng từ thiện này, các cháu được làm những công việc phù hợp với năng lực, được miễn phí nuôi ăn ở, được trả lương hàng tháng. Lâu lâu, ông lại tổ chức các lớp học văn hóa cho công nhân, dạy cho các cháu về kỹ năng sống, về những bài học ở đời. Được biết, cứ 3 tháng, tại xưởng in, ông lại đào tạo một khóa nghề cho 60 cháu. Cho đến nay, người thương binh hạng 2/4 ấy đã nuôi dưỡng và cưu mang cho gần 500 mảnh đời có số phận khác nhau. Hàng trăm em bước ra khỏi xưởng in đã trở về cuộc sống đời thường, có thu nhập ổn định.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36