Sân khấu kịch nói: Loay hoay tìm kiếm kịch bản hay
Gắn kết sân khấu truyền thống với du lịch: Cần sự bắt tay từ hai phía |
Không vượt qua được “cái bóng” lớn
Nhìn lại sân khấu thủ đô trong thời gian qua, mỗi đơn vị nghệ thuật cho ra đời hàng chục vở diễn phục vụ công chúng, trong đó có những vở diễn để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Đơn cử như “Lâu đài cát”, một vở kịch nói phản ánh lối sống đạo đức giả, hai mặt, dối trá của các thành viên trong một danh gia vọng tộc với nhiều thế hệ cùng chung sống do tác giả Nguyễn Đăng Chương viết kịch bản, NSƯT Anh Tú làm đạo diễn cùng tập thể nghệ sỹ Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn đã trở thành cái tên "hot" ở sân khấu kịch phía Bắc trong năm 2014. Vé của ''Lâu đài cát'' luôn ở tình trạng "cháy" vào các buổi diễn. Cùng đó là vở kịch tâm lý xã hội “Sống tử tế” của tác giả Nguyễn Thu Phương, đạo diễn Bùi Như Lai với sự thể hiện của dàn diễn viên “cứng” Đoàn kịch 1 Nhà hát Tuổi trẻ. “Sống tử tế” đã khiến nhiều khán giả phải giật mình, bởi những trăn trở về tình yêu, hạnh phúc. Mỗi đêm diễn của “Sống tử tế” luôn chật kín khán giả không phải vì miễn phí vào cửa mà vì giá trị của vở kịch đã cuốn hút người xem.
Sân khấu kịch nói vẫn loay hoay tìm kịch bản hay |
Thế nhưng, những vở kịch hút chân khán giả như vậy không nhiều. Nhiều nhà hát sáng đèn nhưng vẫn vắng khách nên chỉ cần tình trạng “le lói”. Theo đánh giá của những người trong giới, sân khấu thủ đô đang rơi và tình trạng thiếu người tài, thiếu những kịch bản hay, những vở diễn đỉnh cao. Thực trạng mà nhiều nhà hát ở Hà Nội và cả nước đang phải đối diện là “kịch bản hàng chồng nhưng không tìm được kịch bản hay”. Nhà báo Cao Minh thẳng thắn nhận định: Người viết hiện nay chưa trang bị kiến thức chuyên môn phù hợp, chưa chịu dấn thân vào nghệ thuật. Thế nên tác phẩm kịch nói thời gian qua chỉ phản ánh chung chung, tiếp cận vấn đề khô cứng, không hấp dẫn được khán giả.
NSƯT Thu Hương cũng thừa nhận, Nhà hát Tuổi trẻ, nơi chị đang công tác, hiện thiếu những kịch bản hay, đặc biệt là thiếu đội ngũ sáng tác trẻ, tài năng. Bởi lẽ, các cây viết trẻ không đủ lực để vượt qua được những “cái bóng” quá lớn của các tác giả cây đa, cây đề như Chu Lai, Nguyễn Thu Phương, Lê Chí Trung,… Không phủ nhận, có không ít tác giả trẻ dám nghĩ, dám làm nhưng thường các đề tài của họ mang tính thị trường chứ không hay, không có chất ngôn ngữ văn chương như các tên tuổi lớn. Thế nên, các đơn vị nghệ thuật thường quẩn quanh với những kịch bản kinh điển của những tác giả lớn như Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Võ Khắc Nghiêm,... Tuy được sáng tác từ rất lâu nhưng cho đến tận bây giờ những kịch bản này vẫn đầy ắp hơi thở cuộc sống đương đại.
Nhìn vào cuộc thi sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015, được tổ chức tại Nhà hát Lam Sơn, TP.Thanh Hóa vừa qua cũng đủ để thấy được thực trạng này. Với 29 vở diễn của 19 nhà hát và đơn vị nghệ thuật kịch nói trong Nam và ngoài Bắc, cuộc thi được đánh giá là thu hút một lượng lớn các vở diễn đang ăn khách hiện tại của các nhà hát. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào số lượng 29 vở diễn tham gia dễ khiến cho công chúng ngộ nhận về sự phát triển của sân khấu kịch nói. Nhưng thực tế về tổng thể, các tác giả phần đông vẫn là những nghệ sĩ lão làng. Không chỉ khan hiếm những gương mặt tác giả, đạo diễn trẻ tài năng, ngay cả các diễn viên trẻ cũng không nhiều. Điều này cho thấy, sự khủng hoảng về lực lượng biên kịch, đạo diễn, diễn viên sân khấu trẻ tài năng.
Cần sự thay đổi đồng bộ
Sân khấu kịch nói muốn có nhiều tác phẩm hay, tầm cỡ, bên cạnh khâu kịch bản còn cần có sự thay đổi đồng bộ, tính chuyên nghiệp tổng thể từ các khâu như đạo diễn, đội ngũ diễn viên tài năng, sáng tạo và kinh phí. |
Tình trạng thiếu kịch bản hay, đỉnh cao đã đẩy các đơn vị nghệ thuật vào cảnh nhiều vở dựng xong không có khán giả, nhiều nhà hát thiếu buổi sáng đèn đứng trước nguy cơ bị đóng cửa vì không có nguồn thu. Tại hội thảo với chủ đề “Sân khấu thủ đô với đề tài hiện đại” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức cuối tháng 8 vừa qua, những người trong nghề đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục “lỗ hổng” kịch bản. Trong đó, giải pháp chung là cần phải thay đổi tư duy làm sân khấu ở cả tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ…; tìm kiếm tài năng, đầu tư, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho tài năng tỏa sáng. Về kịch bản, cần tránh sa vào tính giải trí, đời thường, chạy theo lợi nhuận, thiếu tính văn chương và nghệ thuật. Bên cạnh đó, mỗi nhà hát cũng nên tạo dựng cho mình đội ngũ sáng tác phù hợp với quan điểm, hướng đi của nhà hát. Đồng thời “nói không” với dựng vở cho đủ chỉ tiêu.
Theo NSƯT Thu Hương, tuy khâu kịch bản rất quan trọng để làm nên một vở kịch, nhưng nếu chỉ có kịch bản hay vẫn chưa đủ. Nhiều kịch bản của một số tác giả trẻ tuy không hay, không xuất chúng nhưng dưới con mắt làm nghề, sự “phù phép” tài ba của đạo diễn kinh nghiệm cùng với sự thể hiện xuất thần của dàn diễn viên, vở kịch đó vẫn chạm tới được thành công, gây ấn tượng trong lòng công chúng. Sân khấu kịch nói muốn có nhiều tác phẩm tầm cỡ bên cạnh khâu kịch bản còn cần có sự thay đổi đồng bộ, tính chuyên nghiệp tổng thể từ các khâu như đạo diễn, đội ngũ diễn viên tài năng, sáng tạo và kinh phí.
Vừa qua, đêm kịch “Lưu Quang Vũ - Người trong cõi nhớ” tuy lần thứ 3 được tổ chức nhưng chương trình vẫn nổi bật, vẫn hút khán giả. Điều đó cho thấy, người xem vẫn rất “mặn mà” với sân khấu kịch nói, họ chưa từng quay lưng với môn nghệ thuật này dù trong xã hội ngày nay có nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn khác. Liệu có phải những người làm nghệ thuật trẻ đang rời xa khán giả, với sự “nông” và “sổi”.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51