Làm rõ cần hỗ trợ những gì
Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
Luôn tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển |
Theo PGS. TS. Tô Long Thành (Hội Thú y Việt Nam), để luật đi vào cuộc sống và hiệu quả, các biện pháp hỗ trợ DNNVV phải được xác định rõ về quy trình, cách thức thực hiện, nguồn, các điều kiện hỗ trợ và chủ thể thực hiện hỗ trợ. Đây là yêu cầu tiên quyết, cốt lõi để các biện pháp hỗ trợ thực sự khả thi và có hiệu quả trên thực tế, khắc phục các biện pháp hỗ trợ chung chung như hiện nay. Các cơ chế, chủ thể tham gia vào việc hỗ trợ DNNVV phải chặt chẽ, hiệu quả, với trách nhiệm rõ ràng, công bằng, phù hợp năng lực và phạm vi hoạt động.
Hội thảo phản biện và góp ý dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV. |
Cũng theo ông Thành, mặc dù có ý tưởng xây dựng các biện pháp hỗ trợ DNNVV ở 7 biện pháp hỗ trợ chung (tín dụng, thuế, mặt bằng, công nghệ, thị trường, thông tin, nhân lực) và 3 nhóm biện pháp hỗ trợ mục tiêu (chuyển đổi hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo và chuỗi liên kết) nhưng dự thảo luật chưa có được quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng, cách thức, điều kiện thực hiện các biện pháp này. Một số trường hợp còn quy định về biện pháp hỗ trợ thì hoặc là chỉ dẫn chiếu tới pháp luật khác hiện đang có hiệu lực, không có gì mới, cũng không có gì ưu tiên cho DNNVV, hoặc là quá chung chung, không khả thi.
Một số biện pháp hỗ trợ chỉ có tên gọi, hoàn toàn không xác định được nội dung hỗ trợ, cơ sở pháp lý hay cách thức vận hành, như biện pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng không có bất kỳ quy định gì về biện pháp này, không chỉ ra được biện pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng này thực chất là biện pháp gì. Chưa nói tới chuyện các biện pháp đó sẽ vận hành như thế nào, nguồn từ đâu, cho đối tượng nào… chỉ giao cho Chính phủ với quy định: “Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ quyết định các cơ chế, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay DNNVV”. Nếu quy định như vậy, thực chất là không quy định gì vì Chính phủ vẫn đang triển khai các cơ chế, biện pháp thúc đẩy tín dụng cho DNNVV.
Còn ông Nguyễn Trung Thực (Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt – Đức) cho rằng, những nội dung ghi trong dự thảo luật cơ bản không có gì mới. Như Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, vườn ươm DN, đất cho DNNVV thuê hay xây nhà xưởng… từ nhiều năm trước đã đề cập trong các hội nghị, hội thảo của các Bộ, ngành và các tổ chức hội DN; một số nội dung đã và đang thực hiện nhưng thực hiện chưa được không phải do không có luật mà thực tế do cách hiểu, cách vận dụng của các cơ quan quản lý có sự khác nhau và do nguồn lực của nhà nước dành cho những nội dung này chưa đáp ứng. Nếu ban hành thành luật mà không thực hiện được thì càng làm cho doanh nghiệp và cộng đồng xã hội mất lòng tin vào luật. Trong khi đó, nước ta đã có Luật Doanh nghiệp đang phát huy tốt tác dụng cho sự nghiệp phát triển và hoạt động của các loại hình DN mà trong đó, hơn 90% là DNNVV.
Ông Thực cho biết thêm, nếu nội dung hỗ trợ đối với DNNVV cần phải ghi thành luật thì mới thực hiện tốt thì chỉ cần bổ sung vào Luật Doanh nghiệp, những nội dung khác chỉ cần có nghị định của Chính phủ để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp thực tế nguồn lực và tổ chức thực hiện. Nếu thêm luật mới có liên quan như Luật Hỗ trợ DNNVV thì doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa vốn đã yếu thế không biết cái nào phải theo Luật Doanh nghiệp, cái nào thực hiện theo Luật Hỗ trợ DNNVV.
Ông Lê Xuân Hiền (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương): Tính khả thi không cao
Dự thảo luật đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhưng có thể thấy, việc cân đối các nguồn nhân lực để thực hiện hỗ trợ không rõ, dẫn đến tính khả thi không cao của chính sách, nhất là nguồn lực về tài chính. Việc xây dựng một nhà nước kiến tạo, nhà nước phụng sự, phục vụ người dân, doanh nghiệp như cải cách về luật pháp, thể chế, cải cách hành chính, luôn hỗ trợ, đồng hành là chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi họ “đem chuông đi đánh xứ người” vẫn chưa thay thế được phương pháp tiếp cận mang nhiều tính chất trợ cấp, bảo hộ.
Ví dụ cụ thể như, việc luật yêu cầu các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ cơ chế, chủ thể tham gia vào việc hỗ trợ DNNVV phải chặt chẽ có vẻ hợp lý, tuy nhiên sau đó nhà nước lại phải hỗ trợ, ưu đãi cho các ngân hàng. Bởi, nếu không thì họ cũng không có nguồn lực để hỗ trợ DNNVV, bản thân ngân hàng cũng là một DN. Chính phủ sẽ phải quy định chi tiết các ưu đãi đó, có thể là các biện pháp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chiết khấu, tái cấp vốn; khoanh nợ và xử lý rủi ro; trích lập dự phòng… Những quy định về ưu đãi như vậy rất có thể mâu thuẫn với các quy định về đảm bảo an toàn Luật Các tổ chức tín dụng.
Với tư cách là đơn vị chuyên đào tạo doanh nhân, ông Nguyễn Duy Linh (Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC) cho rằng, về công tác quản lý đối với việc hỗ trợ DNNVV, cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hỗ trợ DNNVV. Theo đó, đặc biệt chú trọng hơn đến việc hỗ trợ đầu vào như mặt bằng, đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ đăng ký chuyển quyền về tài sản từ hộ kinh doanh thành tài sản của doanh nghiệp, các vấn đề về pháp lý có liên quan, bởi lẽ “đầu vào” có tốt, thông thoáng, hiệu quả thì nhất định sẽ có “đầu ra” thuận lợi và hiệu quả hơn. Mặt khác, việc hỗ trợ sẽ mang tính khả thi hơn bởi không mất quá nhiều nguồn lực.
“Ngoài ra, dự thảo luật cần quy định về việc thành lập hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV ở Trung ương và địa phương. Cần chú trọng đến vai trò của các hội, hiệp hội đối với việc hỗ trợ DNNVV. Trên cơ sở các thông tin công khai, minh bạch, ngoài các chính sách được định lược cụ thể, các đối tượng hỗ trợ cần có đăng ký hỗ trợ, có kế hoạch kinh doanh và cam kết hiệu quả khi được hỗ trợ làm căn cứ để xét hiệu quả của việc hỗ trợ sau này. Hàng năm, có tổng kết tác động của hỗ trợ như thế nào đối với các đối tượng được hỗ trợ”- ông Linh nhấn mạnh.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49