Làm gì để truyện tranh có độc giả
Thua trên sân nhà
Theo chị Giang Linh – cán bộ của NXB Kim Đồng, mỗi năm NXB Nhi đồng cho tái bản khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu sách tranh, xuất bản hơn 300 truyện tranh mới. Trong đó, các bộ truyện tranh được NXB Kim Đồng mua bản quyền từ nước ngoài như “Doremon”, “Thám tử Conan”,… đều được in với số lượng lớn và được trẻ em Việt Nam rất yêu thích.
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành xuất bản, trong số vô vàn các bộ truyện tranh được phát hành ra thị trường hàng năm, truyện tranh Việt Nam mới chỉ chiếm 1% thị phần so với truyện tranh nước ngoài. Nguồn truyện tranh trên thị trường hiện nay, chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển mạnh về truyện tranh như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Âu, Mỹ. Tại quầy bán truyện tranh của nhà sách Tiền Phong, trong đủ các bộ truyện tranh được độc giả hiện nay ưu thích chỉ có 1/3 là truyện tranh Việt Nam, quanh quẩn vẫn vài đầu truyện như Tý quậy, Thần đồng đất Việt, Thần đồng đất Việt – Hoàng Sa Trường Sa,… Theo chia sẻ của một nhân viên bán hàng tại Nhà sách Tiền Phong, truyện tranh bán chạy nhất vẫn là của Nhật Bản. Còn truyện tranh Việt Nam thường là các phụ huynh tìm mua cho con tuổi tiểu học đọc, các em tuổi trung học ít tìm mua.
Tiểu thuyết Long Thần Tướng - bộ truyện tranh Việt Nam thành công nhất nhờ hình thức xã hội hóa |
Có thể nói “Tý quậy” và “Thần đồng đất Việt” là hai bộ truyện tranh thuần Việt được độc giả đón nhận không thua kém gì truyện tranh Nhật Bản, song vẫn không tránh khỏi những hạt sạn. Đặt lên bàn cân so sánh mới thấy, từ nội dung đến hình ảnh của truyện tranh Việt Nam đều thua truyện tranh nước ngoài. Truyện tranh Việt Nam sở dĩ lép vế bởi cốt truyện không có gì mới lạ, nhân vật chủ yếu là các nhân vật lịch sử mang tính giáo dục cao, hình vẽ minh họa cũng kém sinh động. Trong khi đó, những bộ truyện tranh ăn khách của nước ngoài, hình ảnh công phu hơn, nội dung thiên về tính giải trí, hiếm khi khai thác từ một đề tài có thật nào mà chủ động hướng vào trí tưởng tượng của trẻ nhỏ như “Doremon”, “Thủy Thủ mặt trăng”, “Dòng sông huyền bí”,... Em Trần Quang Hưng, 13 tuổi, học sinh lớp 6a2 trường Nguyễn Trãi, cho biết: “Các bạn lớp em thích đọc truyện “Conan”, “Doremon” hơn là truyện tranh Việt Nam. Giờ lên cấp 2, em thấy “Tý quậy”, “Thần đồng đất Việt” không hấp dẫn nữa vì hình vẽ không đẹp.”
Giải pháp tình thế
Bàn về thị trường truyện tranh Việt Nam, anh Nguyễn Khánh Dương, nhà sản xuất truyện tranh chuyên nghiệp, người sáng lập Công ty truyện tranh Comicola, đánh giá: “Thị trường truyện tranh Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Độc giả luôn mong chờ các tác phẩm thuần Việt, các nhà sách luôn ưu ái và xếp truyện tranh Việt Nam ở vị trí đẹp trong kệ trưng bày. Vấn đề lớn nhất là tác giả. Hiện nay, tác giả theo đuổi nghề vẽ truyện tranh ở Việt Nam rất ít, dẫn tới không có nhiều tác phẩm”.
Trước khó khăn và thách thức cạnh tranh với truyện tranh nước ngoài, cách đây 2 năm, anh Nguyễn Khánh Dương, cùng một số tác giả trẻ của Việt Nam, đã bắt tay tìm kiếm nguồn tài trợ, gây quỹ cộng đồng, xã hội hóa truyện tranh. Mô hình gây vốn từ cộng đồng đã ra đời từ lâu và khá phổ biến trên thế giới, nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ đưa sản phẩm của mình đến với công chúng một cách độc lập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc làm này vẫn còn khá mới mẻ. Và bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức gây quỹ cộng đồng là “Truyền thuyết Long Thần Tướng”, của nhóm anh Dương, đã gây được tiếng vang, trở thành dự án gây quỹ thành công nhất Việt Nam từ trước tới nay.
Thành công của cách phát hành mới này góp phần khích lệ các tác giả trẻ, giúp họ tìm được hướng đi mới và thêm niềm tin để bám trụ với nghề. Đến nay, nhóm tác giả trẻ này đã và đang thực hiện khoảng 10 đầu truyện tranh. Tuy nhiên, người sáng lập Công ty truyện tranh Comicola nhận định, hình thức gây quỹ cộng đồng chỉ là một giải pháp tạm thời, bởi tìm kiếm nguồn tài trợ không phải việc đơn giản. Khó khăn lớn nhất trong quá trình xã hội hóa truyện tranh là tạo niềm tin cho độc giả. Muốn dự án thành công, các chủ dự án phải không ngừng tương tác với cộng đồng và phải chứng minh được niềm say mê cùng quá trình thực hiện để các thành viên cộng đồng hứng thú. Nếu dự án không phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của bạn đọc thì chắc chắn sẽ thất bại, thậm chí còn gây hiệu ứng xã hội không tốt. “Để truyện tranh Việt Nam không thua kém các truyện tranh nước ngoài, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các tác phẩm đến từ các họa sĩ Việt Nam. Càng có nhiều tác phẩm, độc giả càng có thêm sự lựa chọn”, anh Nguyễn Khánh Dương nói.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51