Làm gì để tránh trầm cảm cho học sinh do nghỉ học dài ngày tránh dịch covid-19

(LĐTĐ) Đợt nghỉ tránh dịch kéo dài khiến cho nhiều học sinh có dấu hiệu trầm cảm hoặc mắc một số bệnh do trầm cảm gây nên.  
hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi tập thể dục nơi công cộng
hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam Đi siêu thị hay mua hàng online an toàn hơn?

Chị Ngọc Anh (Khu đô thị Thanh Hà Cienco) cho biết, con chị đang học lớp 7, thời gian đầu khi nghỉ học để tránh dịch covid-19 cháu có vẻ rất thích thú vì không phải học bài. Sau đó nhà trường gửi bài tập về cháu cũng vui vẻ làm hết và còn đọc sách, vẽ tranh. Tuy nhiên, thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài khiến cho những thú vui hàng ngày của cháu dần chở nên nhàm chán. Cháu bắt đầu xem tivi, dùng máy tính, điện thoại nhiều hơn.

“Tôi nghĩ rằng một đứa trẻ hiếu động như cháu sẽ không đáng lo, nhưng bỗng một hôm cháu ngủ li bì cả ngày, dậy chỉ ăn một bát cơm rồi ngủ tiếp. Tiếp sau đó là sốt nhẹ rồi tự khỏi. Nhưng vài hôm sau lại bị đi tiểu không tự chủ. Trông cháu mệt mỏi và phờ phạc, rất đáng lo ngại. Mặc dù ở nhà cũng có em để chơi nhưng lại không hợp lứa tuổi nên chủ yếu vẫn chỉ có thể chơi một mình, xem phim, đọc truyện qua mạng, tôi rất lo lắng”.

hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam
Để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp (ảnh minh họa: B.T)

Cũng có con học lớp 8, chị Nguyễn Thị Chinh (Phúc Xá, Ba Đình) cho biết, nghỉ học được hai tuần con chị hay bị đau bụng. Đau một lúc rồi lại khỏi, ngày kêu “nhói nhói” mấy lần rồi trở lại bình thường. Đang mùa dịch bệnh nên chị Chinh cũng không cho con đi khám vì cháu không đau nhiều, nhưng cũng rất lo lắng không rõ nguyên nhân gì. “Cháu tỏ ra trầm tính, cô độc khác hẳn so với ngày được đi học”, chị Chinh lo lắng chia sẻ.

Trao đổi với báo Lao động Thủ đô, Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, sử dụng thiết bị công nghệ trong học tập, giải trí khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm hoặc xu hướng giao tiếp kích động, bị stress. Việc ít vận động, không rèn luyện thể dục do các khu vui chơi, sân tập bóng đóng cửa để phòng lây nhiễm SAR-nCov-2 dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe như táo bón, đau bụng, rối loạn nhịp tiểu.

Stress gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe về cả tinh thần và thể chất. Về tinh thần, trẻ có xu hướng khó khăn khi tiếp xúc, giao tiếp, nặng hơn có thể bị trầm cảm hoặc kích động. Về thể chất,trẻ dể mắc các bệnh về đường hô hấp (lên cơn hen), tiêu hóa (táo bón, đau bụng), tiết niệu (đái rắt, đái són, đái dầm).

hoc sinh nghi hoc tranh dich covid 19 can than cac benh do tram cam
Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam

Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, để giúp trẻ tránh stress hoặc các bệnh do stress, các bố mẹ cần kết hợp nhiều biện pháp. Trong đó, về chế độ ăn uống nên cho trẻ nên ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều đường, tinh bột, quá nhiều chất đạm. Tăng cường ăn rau, thức ăn giàu chất xơ, vitamin. Đặc biệt khuyến khích trẻ uống đủ nước, tăng cường nước hoa quả tự nhiên.

Về vận động, trong giai đoạn cả nước chống dịch, tránh tập trung đông người, nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao độc lập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, trượt patin, nhảy múa … Vận động sau thời gian học online giúp trẻ giảm stress, ăn ngon hơn và dể tiếp xúc hơn.

Về tinh thần, trẻ ở nhà lâu ngày, không tiếp xúc với bạn bè trang lứa giống như trẻ bị giảm lỏng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải động viên trẻ, thường xuyên giao tiếp bằng các trò chơi tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp dạy online làm trẻ có xu hướng sử dụng internet quá nhiều. Vì vậy phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ, sử dụng mạng xã hội an toàn với các bước đơn giản: Thống nhất về thời gian sử dụng Internet, tránh sử dụng internet quá nhiều vào các mục đích giải trí: xem các chương trình trực tuyến, chơi game…; Dạy con có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến; Khuyến khích trẻ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, các trò chơi giao tiếp cả nhà; Sử dụng công nghệ để làm bạn với con.

Trong một số trường hợp cụ thể như con chị Ngọc Anh ở trên, theo bác sĩ Thái Thiên Nam thì trẻ ở nhà lâu ngày, ít vận động, sử dụng thiết bị công nghệ nhiều khiến trẻ bị stress, giống như chúng ta hồi hộp trước kỳ thi, phỏng vấn, thường có khuynh hướng đi tiểu nhiều lần, mót tiểu dù đi tiểu rất ít.

Ở đây, khả năng nhiều là bé bị stress và rối loạn nhịp tiểu (tiểu rắt, tiểu són). Khả năng ít gặp hơn có thể là bị nhiễm trùng tiết niệu, vậy để loại trừ viêm nhiễm gia đình nên làm xét nghiệm nước tiểu cho bé (chỉ cần lấy nước tiểu đưa đến cơ sở y tế kiểm tra) có thể loại trừ nhiễm trùng tiết niệu.

Nếu trẻ bị rối loạn nhịp tiểu do stress, gia đình thực hiện các biên pháp phòng tránh stress đã nêu trên sẽ giúp trẻ hồi phục. Ngoài ra hướng dẫn trẻ đi tiểu đúng giờ, khoảng 2-3 giờ một lần, không nhịn tiểu và đi nặng đều đặn hàng ngày giúp trẻ chống táo bón và giảm đi tiểu rắt.

Trong khi các trường hối hả triển khai công tác dạy và học qua mạng, các bậc phụ huynh cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vừa đảm bảo việc học tập tại nhà cho con vừa duy trì cuộc sống theo nếp bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian nghỉ học quá lâu kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Những lời phàn nàn phổ biến nhất là chuyện trẻ dành quá nhiều thời gian lên mạng. Một vấn đề đáng lo không kém nữa là tâm trạng đơn độc, buồn tẻ, thậm chí stress của trẻ khi không được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn.

Sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng với sự tồn tại của con người, và khi phải nghỉ học thì điều quan trọng này đã bị cắt đứt. Vì vậy, cha mẹ cần suy nghĩ sáng tạo trong việc giúp trẻ tìm ra thời gian cũng như không gian để kết nối với bạn bè, người thân ở xa hoặc các việc làm thủ công, hoạt động chân tay thường xuyên để tránh trầm cảm và các bệnh do trầm cảm gây nên.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động