Làm ăn chụp giật: Cà phê Việt đang bị bán đứng thương hiệu?
Lắm chiêu nhiều trò
Mới đây, anh Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1982, ngụ tại Thủ Dầu Một, Bình Dương) - người có thâm niên nhiều năm làm trong lĩnh vực chế biến cà phê bán sỉ cho nhiều mối hàng ở Bình Dương- đã không ngần ngại tiết lộ cho giới truyền thông: Một công thức đầy đủ để cho ra thứ bột gọi là “cà phê” bao gồm: chất tạo hương chocolate (có giá khoảng 280.000 đồng/kg), N2 (chất tạo hương cà phê), men (chất tạo hương caramen), đường hóa học, chất tạo màu, sữa đục, sữa béo, bơ, muối, CMC (chất tạo bọt, được dùng làm xà phòng) và đậu nành. Muốn làm ra bao nhiêu kilogam cà phê, chỉ cần đẩy số lượng hạt đậu nành lên chừng đó kilogam. Chẳng hạn, muốn làm ra 500kg cà phê thì trọng lượng đậu nành cần có khoảng 480kg, còn lại là các phụ gia hóa chất để tạo màu, tạo mùi, tạo độ ngậy, độ béo và độ đắng y như cà phê thật. Điều này cũng đồng nghĩa với số cà phê thật chiếm 0% trong số đó. Đây quả là thông tin sốc cho những người đang sử dụng cà phê và những fan nghiền thức uống này.
Theo anh Thắng, công thức trên chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn công thức để chế biến ra cà phê. Mỗi một cơ sở sản xuất cà phê, dù nhỏ lẻ hay quy mô lớn, đều giữ cho mình một hương vị riêng, đồng nghĩa với việc họ sử dụng một công thức riêng, không thể bị trùng lặp hay nhầm lẫn. Đó là bí quyết, đồng thời cũng là miếng cơm manh áo của mỗi người. Nhưng rõ ràng, sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường không phải được sản xuất từ cà phê. Chẳng thế mà cuối năm 2013, cơ quan chức năng đã phát hiện 4 cơ sở chuyên cung cấp cà phê qui mô lớn ở Quảng Ngãi chỉ dùng đậu nành, bắp rang cháy và hương liệu để chế biến thành cà phê mang tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung, TP. HCM.
Không chỉ dừng lại ở cách làm cà phê không phải từ cà phê của những tiểu thương, mà ngay bản thân những người trồng cà phê cũng đang tự bán đứng thương hiệu bằng việc thu hoạch cà phê non vượt ngưỡng. Tại Khe Sanh huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nơi có sản lượng trên 40.000 tấn cà phê Arabica mỗi năm , đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép về số lượng quả non và xanh gần 20 %, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến, tác động không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu.
Ảnh minh họa
Gây khó cho thương hiệu
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, nói một cách hình ảnh, mỗi ngày mới bắt đầu, thế giới cứ uống 10 ly cà phê, thì trong đó có 1,5 ly là của Việt Nam. Nhưng nghịch lý là loại nông sản này mang về cho đất nước chẳng được bao nhiêu cả giá trị kinh tế lẫn thương hiệu.
Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, có rất nhiều yếu tố cấu thành nên cái kết này, trong đó , ngoài việc là do chúng ta chưa chịu mạnh dạn đầu tư một cách kịp thời các trang thiết bị hiện đại để sơ chế, bảo quản và chế biến ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Chưa mạnh dạn đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiên cứu, sản xuất chế biến cà phê và chưa biết cách tiếp thị, xây dựng những chiến lược dài lâu thì nguyên nhân không kém phần quan trọng là do xưa nay chúng ta vẫn quen thói làm ăn manh mún chụp giật.
Còn nhớ, năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn cà phê, với giá trị đạt gần 2 tỷ USD. Có được con số đó là tổng hợp từ rất nhiều yếu tố, như điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho năng suất cao, giá cà phê trên thị trường thế giới cũng tăng lên… Tuy nhiên xét cho cùng thì hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang còn yếu kém nhiều mặt, mà thấy rõ nhất là sản phẩm cà phê chúng ta bán ra thị trường thế giới hiện chủ yếu vẫn còn ở dạng nguyên liệu thô. Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho hay: Ấn Độ, Trung Quốc… hằng năm vẫn nhập cà phê Việt Nam rồi chế biến gia tăng giá trị sản phẩm xuất đi các thị trường khác, hoặc mua về dự trữ, chờ khi giá cao thì xuất bán kiếm lời. Trong khi, Việt Nam dù có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo dựng được một thương hiệu xứng tầm.
Điều này quả không có gì ngạc nhiên, vì ngay tại sân nhà, cà phê Việt cũng bị các tiểu thương bán đứng thương hiệu với kiểu làm ăn chụp giật, sản xuất cà phê không phải từ cà phê hoặc là thu hoạch tỷ lệ quả cà phê xanh và non cao,… thì làm sao ở biển lớn thương hiệu cà phê Việt có thể được khẳng định. Về vấn đề này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên- cho rằng, không chiếm lĩnh được thị trường nội địa thì khó vươn ra tầm quốc tế. Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có giải pháp tổng thể về giáo dục, đào tạo, truyền thông, giải trí, tuyên truyền để tạo nên một văn hóa tiêu dùng thông minh, lành mạnh và có chiến lược.
Thương Huế
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35