Chào mừng đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI

Kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới: Kinh tế, xã hội tăng trưởng cao

Chỉ còn 10 ngày nữa, Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI sẽ diễn ra. Đây được coi là đại hội có tính chất bước ngoặt mở ra thời kỳ mới để Hà Nội sớm về đích trên con đường  công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH), xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp. Trước thềm Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI, LĐTĐ điểm lại những thành tích đã đạt trên mọi lĩnh vực của nhiệm kỳ Đại hội XV.
Bộ Chính trị cho ý kiến về việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội

Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV (2010- 2015) diễn ra trong bối cảnh thành phố thực hiện nghị quyết của Quốc hội về mở rộng hành chính chưa lâu; điều đó có nghĩa Đảng bộ, chính quyền TP phải vượt qua rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP, sự điều hành năng động của UBNDTP và các cấp, cũng như sự đồng tâm, hợp lực của toàn thể nhân dân Thủ đô, kinh tế TP giai đoạn 2010 - 2015 vẫn đạt kết quả như NQ đề ra.

Từ những mục tiêu trong Nghị quyết

Năm 2010 là năm kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng vừa bước ra khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, tuy nhiên NQ Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV vẫn đề ra những chỉ tiêu khá cao về phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010- 2015. Theo đó, một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 như: Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 12 -13%/năm; trong đó dịch vụ: 12,2-13,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 13,0-13,7%/năm, nông nghiệp 1,5-2%/năm.

Kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới: Kinh tế, xã hội tăng trưởng cao
Hạ tầng giao thông đô thị ngày một hiện đại

Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm 54-55%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41- 42%; nông nghiệp chiếm 3,0 -4,0%. Phấn đấu, GRDP bình quân/người đạt 4.100-4.300 USD (tính theo mệnh giá 20.000 đồng/USD); Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt từ 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng (tăng trung bình 17,5-18,5%/năm); tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 14-15%/năm; tỷ lệ trường (MN, TH, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia 50-55%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 40%; số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm 140 -145 nghìn người; giảm hộ nghèo bình quân 1,5-1,8%/năm; giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm; phấn đấu số giường bệnh/vạn dân; số bác sỹ/vạn dân: 12,5; diện tích đất xanh đô thị đạt 7-8 m2/người; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 35- 40%; 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước bảo đảm vệ sinh; 100% số hộ dân ở đô thị được sử dụng nước sạch. Lượng nước sạch đô thị 180-200 lít/người/ngày đêm; 100% rác thải được thu gom và xử lý trong ngày; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn; Bình quân kết nạp 10.000 đảng viên mới/năm; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm trên 70%.

Để đạt được những mục tiêu trên, NQ đã đề ra một số giải pháp trọng tâm đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân từ 12-13%/năm.Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, tích cực hội nhập, mở rộng liên kết kinh tế, đẩy mạnh xã hội hóa. Tăng cường công tác quản lý đô thị, nhất là các lĩnh vực: Trật tự, an toàn giao thông; trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị; vệ sinh môi trường, xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp. Gắn quản lý, xây dựng, trật tự đô thị với quản lý đất đai, môi trường và dân cư trên địa bàn…

Đến những thành tựu kinh tế

Nhìn lại nhiệm kỳ 2010 - 2015, theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, có đến 15/19 chỉ tiêu Đại hội XV đặt ra được thực hiện hoàn thành kế hoạch. Trong đó, 4 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là xây dựng nông thôn mới (đạt hơn 43% tổng số xã); tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực ngoại thành; tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân tăng lên 21,3; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân tăng lên 11,5... Có 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch gồm tăng trưởng GRDP; GRDP bình quân đầu người; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng. Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới phức tạp, suy thoái kinh tế kéo dài, đặc biệt những diễn biến phức tạp trên biển Đông đã tác động xấu đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị thì tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm của Hà Nội tăng 9,23% là sự nỗ lực rất lớn (mục tiêu đặt ra là 12-13%). Tuy nhiên, GRDP của Hà Nội gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước; bình quân thu nhập đầu người 3.600 USD, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 27,6 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 54%; công nghiệp- xây dựng chiếm 41,5% và nông nghiệp 4,5%. Điều đáng nói, dù tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm, song tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp vẫn đạt 2,4%/năm cao hơn mục tiêu đề ra, đạt giá trị 231 triệu đồng/ha canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010. Đã có nhiều cánh đồng sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả đạt giá trị từ 1- 2 tỷ đồng/ha. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán. Từ 2011-2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 714,5 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,1%/năm. Chi ngân sách địa phương gần 273 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân 7,7%/năm, bảo đảm cân đối chi thường xuyên và ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển. Trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 45,04%, chi thường xuyên bằng 52,38% tổng chi ngân sách. Nhiệm kỳ qua, Hà Nội tự hào khi dân số chỉ chiếm 8% của cả nước, nhưng hằng năm đang đóng góp cho quốc gia khoảng 10% tổng sản phẩm quốc gia, 20% ngân sách; 20% giá trị xuất khẩu.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2010-2015 là nhiệm kỳ TP thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính, dân số làm nông nghiệp tăng đột biến, nhưng chính nông nghiệp - nông thôn lại là điểm sáng trong bức tranh kinh tế- xã hội TP. Trong 5 năm, TP đã huy động bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư. Hệ thống đê kè, thuỷ lợi, giao thông nông thôn v.v... được củng cố, nâng cấp. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân Thủ đô được cải thiện, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang, có truyền hình, điện thoại cố định và kết nối internet ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015. Dự kiến đến cuối năm 2015, toàn thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 43% tổng số xã (cả nước đạt 20%). Việc dồn điền, đổi thửa đạt trên 97% những diện tích có thể dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Song song với thành tựu phát triển kinh tế, TP đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; cải tạo, hạ ngầm hệ thống cáp điện và thông tin liên lạc. Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: các tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm; các tuyến đường, các trục chính đô thị và các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn Thủ đô; phát triển nhiều công trình lớn, hiện đại, như: Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài; đường vành đai 3, đường Nhật Tân - Nội Bài, đường 5 kéo dài; cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Đông Trù và hoàn thành 7 cầu vượt, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô. Triển khai thi công các tuyến đường sắt đô thị Hà Đông - Cát Linh, Nhổn - ga Hà Nội; nghiên cứu đề xuất, triển khai tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng điện, cấp thoát nước, đầu tư trang thiết bị, cơ sở phòng cháy, chữa cháy. Hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, một số nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động, đã góp phần cải thiện môi trường.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động