Ký ức trong ngày hoàn thành Lời thề độc lập
Ký ức ngày trở về của đoàn quân chiến thắng | |
Tái hiện tưng bừng đoàn quân chiến thắng trở về | |
Vẹn nguyên ký ức ngày trở về |
Xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975- giây phút thiêng liêng hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc! (ảnh tư liệu) |
Mặc dù đã ở tuổi 95, đi lại khó khăn nhưng khi được hỏi về ký ức xưa, những ngày tháng chiến đấu để dành độc lập cho dân tộc, Trung tướng Phạm Hồng Cư bỗng phấn chấn, ánh mắt tươi vui, giọng nói hóm hỉnh không khác thời trẻ. Trong căn nhà riêng trên phố Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội), kể về giờ phút lịch sử đó, ông gần như còn nhớ đến từng chi tiết nhỏ trong suốt quá trình đi tìm lời thề độc lập cho dân tộc. 75 năm trước, chiến sĩ Phạm Hồng Cư vừa tròn 20 tuổi thuộc đội tự vệ chiến đấu, cứu quốc Hoàng Diệu (bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội) do Thành ủy thành lập sau Cách mạng tháng 8. Nhiệm vụ của đội là bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng và Mặt trận Việt Minh ở cấp Trung ương. Vừa thành lập được vài ngày, đội của ông được giao trọng trách bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình - nơi Chính phủ lâm thời ra mắt và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Sau Tuyên ngôn độc lập, có một nghi lễ là lễ Lời thề độc lập. Hàng vạn người dân hô vang: Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh; Kiên quyết chống lại sự xâm lược của giặc Pháp; Nếu giặc Pháp trở lại thì không đi lính cho Pháp, không bán hàng cho Pháp, không dẫn đường cho Pháp. “Cứ sau mỗi lời thề như vậy, tất cả lại giơ tay: “Xin thề”. Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và những người bạn cứ thế trào ra. Cũng kể từ đó, tôi mang trong mình Lời thề độc lập suốt 30 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến”, Trung tướng Phạm Hồng Cư nghẹn ngào.
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ với phóng viên về những hồi ức trong ngày hoàn thành Lời thề độc lập |
Những tháng ngày sau đó, vị Trung tướng Phạm Hồng Cư cùng đồng đội đã có một hành trình dài chiến đấu, hi sinh để hoàn thành lời thề độc lập cho dân tộc. Ông đã lăn xả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới. Ông cũng là một trong những người đã tham dự những trận đánh trong các chiến dịch lớn. Trong chống Pháp, ông có mặt từ chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chống Mỹ thì ông là phái viên của Tổng cục Chính trị đi các chiến dịch lớn như chiến dịch Đường 9 Nam Lào, chiến dịch Quảng Trị…
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ, trong các trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp thì trận đánh làm ông xúc động nhất là trận cuối cùng – chiến dịch Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là trận đánh kết thúc nhiệm vụ đối với Tổ quốc của một thế hệ, xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ của quân đội anh hùng, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Nhắc về trận đánh này, vị Trung tướng Phạm Hồng Cư ngậm ngùi: “Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ kính yêu đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, góp phần làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử”.
Thời điểm ấy, ông là phái viên của Tổng cục Chính trị đi theo cánh quân phía đông vào tới Dinh Độc Lập. Năm tháng trôi qua nhưng kỷ niệm về ngày lịch sử ấy vẫn hiện ra đậm nét trong ký ức ông. Giữa không khí tưng bừng của ngày toàn thắng, những người lính Cụ Hồ đã có những giây phút xúc động chưa từng thấy khi có mặt tại Dinh Độc Lập đúng ngày 30/4/1975. Sáng sớm 30/4/1975, từ khắp các hướng, quân đội ta ào ạt tiến vào Sài Gòn. Quân ta nhanh chóng chiếm được Bộ Tư lệnh không quân và Bộ Tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất. 10 giờ 45 phút, ta tiến đánh vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyến Sài Gòn - Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Nội các của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính ủy Lữ đoàn 203 xe tăng Bùi Văn Tùng thảo lời đầu hàng và đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh đọc lời đầu hàng.
Hội trường Thống Nhất ngày nay (ảnh CTV) |
Trung tướng Phạm Hồng Cư sinh năm 1926, quê ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông, đánh thắng quân Pháp trận đầu trên Sông Lô (1947), Phó chính uỷ Trung đoàn 36, Đại đoàn 308, tham gia các chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ (1951 - 1954), Phái viên Tổng cục Chính trị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Phó tư lệnh Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 (1978 - 1986), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1986 - 1995). Ông được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng (1983), Trung tướng (1988). |
Dường như mỗi khoảnh khắc lịch sử đều khiến Trung tướng Phạm Hồng Cư rưng rưng: “Một giờ sau đó, anh Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, vào kiểm tra quân sự. Anh Lê Linh - Chính ủy Quân đoàn 2, vào kiểm tra chính trị. Tôi bước qua thảm cỏ trước sân bước vào thềm Dinh Độc Lập, chúng tôi ôm lấy nhau. Khi ấy anh Lê Linh - một trong những người giơ tay thề độc lập, đã ghé vào tai tôi: “Chúng ta đã hoàn thành Lời thề độc lập”. Chỉ chừng ấy thôi mà nước mắt trào ra, sung sướng”…
Đối với Trung tướng Phạm Hồng Cư thì đó là những giây phút không thể nào quên. Bởi trong thời khắc ấy, trong lòng ông có sự tự hào vì đã từng giơ tay thề độc lập từ năm 1945 và mang lời thề ấy trong trái tim của mình đi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong suốt buổi trò chuyện, Trung tướng Phạm Hồng Cư nói rằng điều ông cảm thấy tự hào nhất chính là đã góp phần hoàn thành Lời thề độc lập: “Thế hệ chúng tôi đã hoàn thành lời thề độc lập, thế hệ ngày nay phải giữ gìn, xây dựng đất nước. Bởi độc lập, tự do không dễ gì mà có được”.
Được gặp gỡ, trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư mới thấy, thế hệ chúng ta thật may mắn có nhiều tấm gương để mình tự soi vào. Nếu không có thế hệ ông, những người như ông, hẳn chúng ta sẽ không biết được rằng để đất nước được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay là điều không hề dễ dàng. Cái giá của độc lập là sự đánh đổi bằng biết bao xương máu của đồng đội, chiến sĩ và những người yêu nước. Và thế hệ chúng ta hãy cứ phát huy những thành quả của ông cha để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng danh một dân tộc anh hùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17