Kỳ tích ngành Công Thương
Công đoàn Công Thương Hà Nội: 84 thí sinh tham gia thi thợ giỏi năm 2019 | |
Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công Thương | |
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Niềm vui “lo Tết” |
Bước phát triển mới của thương mại điện tử
Năm 2019, Bộ Công Thương tiếp tục thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm cao trong thực hiện đổi mới toàn diện trên nhiều mặt, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp; sắp xếp Tổng cục quản lý thị trường theo mô hình mới; tổ chức thành công các hội nghị, cam kết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và các FTA khác tại các tỉnh, thành phố trong cả nước…
Bên cạnh sự đổi mới trên, năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử, qua đó đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng và phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 25% trong giai đoạn hiện nay và được dự báo quy mô thị trường có khả năng lên tới 13 tỷ USD vào năm 2020. Doanh thu hoạt động thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng (xấp xỉ 4% và đang gia tăng nhanh).
Năm 2019 ngành Công Thương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra |
Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" của Google - Temasek, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%. Hiện tại, Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới với việc tìm hiểu và kết nối với Amazon Global Selling bằng chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon, nhằm gia tăng xúc tiến thương mại và xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử. Qua đó, nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ để xuất khẩu hàng hoá qua sàn thương mại điện tử của Amazon.
Cùng với sự bứt tốc của thương mại điện tử, năm 2019, ngành Công Thương đã tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Kết quả cho thấy, Cuộc vận động từ phong trào góp phần tạo chuyển biến về nhận thức trong toàn xã hội và dần trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt một cách mạnh mẽ.
Góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo cho thị trường trong nước, giữ vững được đà tăng trưởng cao, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu).
Cuộc vận động cũng đã tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa thương hiệu Việt. Đồng thời, khơi dậy tiềm năng dồi dào về nguồn lực và năng lực kinh doanh, phân phối của mọi thành phần kinh tế. Từ chỗ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đến nay, chúng ta có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, trong đó, nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, tỷ lệ hàng Việt Nam phân phối qua các kênh phân phối hiện đại từ 80% - 90% và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; xu hướng bảo hộ mậu dịch và việc các nước đang ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức cao, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đến hết tháng 12 ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kiểm soát tốt, khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. |
Theo ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu đến hết tháng 12 ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kiểm soát tốt, khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh giảm sút toàn cầu, bảo hộ mậu dịch gia tăng, việc Việt Nam xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp giúp dự trữ ngoại hối duy trì mức cao, ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Số lượng mặt hàng xuất khẩu từ một tỷ USD tăng lên 32 mặt hàng, gấp rưỡi năm 2011. Trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, 6 mặt hàng trên 10 tỷ USD.
Nhật Bản, Mỹ, EU, ASEAN... vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm qua. Việt Nam đã xuất siêu vào thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng như Mỹ 46,4 tỷ USD, EU gần 27 tỷ USD. Sau một năm CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực này đã tăng đáng kể, chẳng hạn Canada đạt gần 4 tỷ USD, Mexico xấp xỉ 3 tỷ USD...
Đây là kết quả phản ánh sự nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh tạo động lực cho doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất và xuất khẩu cũng như như thu hút mở rộng đầu tư cho phát triển xuất khẩu…Đặc biệt, cho thấy sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu.
Năm 2019, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đang đặt ra cho ngành Công Thương để tiếp tục giải quyết và khắc phục những tồn tại, bất cập trong chiến lược phát triển, công tác điều hành, tham gia điều hành trong quản lý kinh tế ngành, cũng như quản lý nhà nước, nhiệm vụ liên quan đến thể chế, pháp luật.
“Năm 2020 là năm quyết định, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kết thúc Chiến lược 10 năm của đất nước, cũng như trong Kế hoạch 5 năm của nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội. Với những kết quả có được trong những năm trước, cũng như tiếp tục trong năm 2020, mục tiêu không chỉ hoàn thành kế hoạch năm 2020 mà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của cả Chiến lược và Kế hoạch 5 năm. Đây được coi là nhiệm vụ dài hạn gắn với nhiệm vụ Chiến lược, lẫn cả mục tiêu trung, ngắn hạn của năm 2020, đặc biệt đối phó với cục diện chung trong nước và thế giới sẽ là những nhiệm vụ hàng đầu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13