Kỳ cuối: Khi phụ huynh "tiếp tay" cho vi phạm
Kỳ 1: Vi phạm tràn lan | |
Tăng cường thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh | |
Tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 |
Vô vàn lý do quên đội MBH cho con
Qua ghi nhận thực tế trước một số cổng trường như: Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy), trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai), trường Tiểu học và THCS Cát Linh (Đống Đa)... vào giờ cao điểm có khá đông cảnh sát đứng phân luồng giao thông nhưng các bậc phụ huynh vẫn không đội MBH cho con.
Ở một số tuyến đường có trực chốt, nhiều phụ huynh khi thấy cảnh sát giao thông kiểm tra đã tìm cách trốn tránh, đi vào tuyến đường khác. Thậm chí, một số phụ huynh mặc dù có mang MBH theo, nhưng chỉ nhằm đối phó, treo trên xe chứ không đội cho con.
Để biện hộ cho việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đội MBH cho trẻ, các vị phụ huynh thường đưa ra nhiều lý do khác nhau như: Nhà gần, quên, hoặc đội MBH sẽ nóng, không tốt cho con, không có nơi cất, sợ mất...
Cảnh phụ huynh đón con mà "quên" mang theo MBH cho con (Ảnh: Lê Thắm) |
Chị Trần Thu Hoài, phụ huynh đón con tại Trường tiểu học Nam Thành Công (Đống Đa) cho biết: “Do nhà gần trường nên mỗi lần đi đón con, tôi thường quên mang theo MBH cho cháu. Thật ra, tôi cũng biết người tham gia giao thông trên đường không đội MBH là rất nguy hiểm, nhưng nghĩ không đội một lúc, chắc cũng không có vấn đề gì”.
Hi hữu có trường hợp, chính trẻ em lại "tố" hành vi vi phạm của cha mẹ. Khi đi qua một chốt giao thông trên đường Cầu Giấy phóng viên vô tình bắt gặp cảnh khi cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, phụ huynh đưa ra lý do “vội quá nên quên”, thế nhưng chính cậu con trai ngồi phía sau lại mếu máo: “Con đã bảo đợi con lấy MBH mà mẹ cứ bảo không cần”.
Sự lơ là, chủ quan của những bậc phụ huynh, không chỉ gây nguy hiểm đối với con trẻ, mà còn tạo nên ý thức không tốt đối với các em trong việc chấp hành luật lệ giao thông.
Đáng cảnh báo hơn, nhiều phụ huynh còn chở ba, bốn em đầu không đội mũ, hoặc chỉ đội những loại MBH kém chất lượng lao vun vút ngoài đường. Trong khi đó, giờ tan trường giao thông đông đúc, di chuyển khó khăn và rất dễ xảy ra va chạm.
Đã có nhiều trường hợp các cháu nhỏ bị tai nạn, chấn thương sọ não… do đi xe gắn máy nhưng không đội MBH được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian qua, không chỉ gây nhức nhối dư luận, mà còn là bài học đắt giá cho nhiều bậc phụ huynh.
| |
Vô tư chở 3, chở 4 đầu không đội MBH (Ảnh: Lê Thắm) |
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì tai nạn, chiếm 26% số trẻ em chết vì tai nạn, thương tích, trong đó gần 50% là do không đội MBH, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 13,4% ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Đây thật sự là con số đáng báo động, cho thấy sự an toàn của trẻ em khi ra đường chưa thực sự được gia đình và xã hội quan tâm đúng mức. Trách nhiệm trước hết thuộc về ý thức của các bậc phụ huynh.
Về các chế tài xử lý vi phạm, năm 2016 Chính Phủ đưa ra Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định rõ người tham gia giao thông điều khiển các phương tiện như mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện) và cả người ngồi sau sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu như không đội MBH hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách. Nhưng dường như, tình trạng này vẫn không được cải thiện là bao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở trẻ em phần lớn xuất phát từ chính các bậc phụ huynh. Việc cha mẹ không quan tâm, chú ý đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông trên xe gắn máy đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho chính con em họ.
Đây chính là tiếng chuông cảnh báo cho phụ huynh, khi mà họ còn chưa ý thức hết hậu quả của việc không đội MBH cho con em mình. Rõ ràng, trong khi bản thân các em nhỏ còn chưa nhận thức, tự chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi của mình, cộng với việc các bậc phụ huynh tỏ ra “thờ ơ” với quy định đội MBH cho con em, thì để thực hiện nghiêm các quy định này còn là một bài toán nan giải.
Trách nhiệm thuộc về mỗi phụ huynh
Nâng cao tỷ lệ người tham gia giao thông, đặc biệt là trẻ em từ 6 tuổi trở lên đội MBH các lực lượng chức năng đã và đang thường xuyên tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi vi phạm đang gặp rất nhiều khó khăn bởi thời điểm vi phạm diễn ra tập trung nhất cũng là giờ cao điểm, nên việc dừng xe xử lý rất khó và thậm chí nếu không cẩn thận có thể gây tác dụng ngược.
Mới đây, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vừa triển khai chương trình trao tặng đồng loạt MBH cho tất cả các em HS bước vào lớp 1 năm học 2018 - 2019 trên cả nước. Đây được kỳ vọng là một trong những biện pháp sẽ có tác động mạnh đến nhận thức phụ huynh học sinh và cộng đồng nói chung về việc đội MBH cho con em mình khi tham gia giao thông.
Các bậc phụ huynh phải tự giác đội MBH nhằm bảo vệ an toàn và tính mạng cho con em mình (Ảnh: Dân trí) |
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giao thông, vấn đề ở đây không nằm ở việc có hay không có MBH mà là ý thức của các bậc phụ huynh. Bởi giá của một chiếc mũ không lớn chỉ khoảng 100.000 đến 200.000 nghìn đồng, nhiều gia đình đã trang bị MBH cho các em học sinh, nhưng chỉ đội được vài lần, qua tháng cao điểm về an toàn giao thông rồi lại vứt xó.
Do đó, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh phải tự giác, coi việc đội MBH là một hành động yêu thương nhằm bảo vệ an toàn và tính mạng cho con em mình. Đồng thời, các lực lượng chức năng cần duy trì chiến dịch kiểm tra, nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt một cách nghiêm khắc học sinh hoặc phụ huynh không đội MBH.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng cần tăng cường tuyên truyền, có biện pháp nhắc nhở, xử lý đối với những trường hợp học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07