Kỳ 4: Những “pháo đài” chống dịch
Kỳ 3: Sự sợ hãi và “virus kỳ thị” đáng sợ hơn cách ly | |
Kỳ 2: Mạnh tay với “tin giả” - thứ “dịch bệnh” nguy hại không kém Covid-19 | |
Hà Nội những ngày tổng tiến công "chống giặc" Covid-19 |
Trong trận chiến với Covid-19 này cũng vậy, dù ở các miền ngoại thành xa như Ứng Hòa, Ba Vì, Sơn Tây hay gần hơn là Ba Đình… mỗi công dân đều nêu cao tinh thần chống dịch, hình thành nên những “pháo đài” kiên cố để đánh chắc, thắng chắc.
Đồng bộ vào cuộc
Thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Giai đoạn chuyển mới của dịch bắt đầu với những ca bệnh mới xuất hiện nhiều hơn, có nguy cơ lan rộng âm ỉ trong cộng đồng.Trong tình hình mới, Hà Nội nhanh chóng nhận diện trước tình hình, sẵn sàng dự liệu tình huống xấu nhất có thể xảy ra để mọi việc đều vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Phun thuốc khử khuẩn và vệ sinh môi trường tại buổi diễn tập phòng chống dịch Covid-19 tại huyện Ba Vì. Ảnh: H.Đ |
Minh chứng dễ thấy, hiện công tác rà soát, nâng tầm kịch bản phòng chống dịch, dự liệu các tình huống phức tạp hơn có thể nảy sinh và tập trung khẩn trương chuẩn bị tốt nhất phương án, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp… đã được Hà Nội đồng bộ triển khai.
Để giãn cách xã hội, phát hiện kịp thời những nguồn lây nhiễm tiềm ẩn, Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh. Tạm dừng hoặc tổ chức lại, hạn chế chuyến các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các địa phương khác. Nói cách khác, Hà Nội chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe người dân.
Tinh thần lo cho dân, vì dân được nêu cao và dễ thấy nhất ở các cấp cơ sở như cơ quan, đơn vị, quận, huyện, xã, phường, thị trấn, công tác chỉ đạo, triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh được quán triệt.
Nằm ở vị trí xa trung tâm Thủ đô song không vì thế thị xã Sơn Tây lơi là công tác phòng dịch. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thị xã Sơn Tây thời gian qua, các cấp ban ngành thị xã đã tập trung cao độ. Về chỉ đạo, thị xã đã ban hành trên 100 văn bản các loại để triển khai đến các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và chủ động truyền thông, đưa tin về tình hình dịch Covid-19 đến người dân.
Hướng dẫn người dân sát khuẩn đúng cách, phòng trừ Covid-19. Ảnh: P.T |
Nhờ công tác tuyên truyền sâu sát, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của dịch Covid-19 và ý thức phòng, chống dịch trong người dân được nâng cao rõ rệt. Người dân trên địa bàn thị xã đã chủ động khai báo thông tin y tế liên quan, thông tin về các trường hợp đi, đến các vùng có dịch. Đến nay, thị xã chưa ghi nhận ca dương tính Covid-19.
Đặc biệt, thị xã tiến hành nhiều đợt tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học, các điểm có nguy cơ cao, khu vực công cộng với gần 600 kg dung dịch Cloramin B 25% và Clorin 70%. Tại các xã phường như Kim Sơn, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Ngô Quyền… cơ bản đều chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị thị xã đã triển khai tuyên truyền về công tác phòng chống dịch đến tất cả thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Các địa phương cũng thành lập các tổ giám sát y tế để giám sát việc thực hiện cách ly theo quy định đối với người từ nước ngoài trở về địa phương; nắm bắt danh sách những người Việt Nam còn đang ở nước ngoài; xây dựng phương án ứng phó hậu cần theo từng cấp độ như cách ly 1 hộ gia đình, cách ly 1 tuyến phố hoặc cách ly 1 thôn, 1 tổ dân phố...
Tại huyện Ba Vì, tại cấp xã, bên cạnh việc tổ chức thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, công tác tuyên truyền cũng được triển khai tương đối tốt. Xã Tản Lĩnh là ví dụ. Tại đây, công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh được đẩy mạnh. Các hình thức tuyên truyền khác như hệ thống pa-nô, áp phích, phát 4.000 tờ rơi… cũng truyền tải thông tin phòng chống dịch bệnh đến các hộ gia đình trong xã.
Tản Lĩnh cũng chủ động mua 45 kg thuốc CloraminB thực hiện phun 2 lần tại các nơi công cộng trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã cũng trích kinh phí 78 triệu đồng mua các trang thiết bị để phòng chống dịch. Còn tại xã Vân Hòa, để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, Đảng ủy, UBND xã Vân Hòa đã ban hành nhiều công văn, kế hoạch, quyết định về công tác phòng chống dịch. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, phát 3.300 tờ rơi đến các hộ trên địa bàn xã. Việc tiến hành tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn cũng được triển khai tương đối tốt.
Các cửa hàng kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu ở huyện Ứng Hòa chủ động tạm ngưng hoạt động, tránh tụ tập đông người để phòng dịch. Ảnh: Đ.L |
Đáng chú ý, mới đây Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã tổ chức diễn tập phòng chống dịch Covid-19. Hoạt động này nhằm thực hành tình huống tiếp nhận ca bệnh xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế.
Ngoài ra, buổi diễn tập cũng trực tiếp góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo và các khoa, phòng trong việc phòng chống dịch Covid-19 của đơn vị; nâng cao nhận thức, ý thức của đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ các phòng ban, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Đồng thời giúp các y, bác sỹ được thực hành, tiếp cận các bước trong quy trình xử lý bệnh nhân bị nghi nhiễm Covid-19.
Mỗi người dân là một “pháo đài” chống dịch.
Hoãn đám cưới là chuyện chưa từng xảy ra ở xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa. Nhưng để phòng chống dịch bệnh Covid-19, ông Đinh Văn Tỉnh và thông gia đã đồng ý cho con trai hoãn tổ chức đám cưới dù giấy mời cho người thân, bạn bè và bà con trong thôn xã đã được gửi đi. Đáng chú ý, gia đình ông Tỉnh đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch Covid-19. Bởi khi tập trung đông người thời điểm này sẽ rất dễ lây lan dịch bệnh.
Để công tác phòng chống dịch phát huy hiệu quả, đội ngũ cán bộ ở các tổ dân phố, khu chung cư tại khu vực nội thành Hà Nội thời gian qua đã chủ động, tích cực đóng góp vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Qua đó giúp xây dựng những "pháo đài” chống dịch kiên cố nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, bảo đảm sự bình an của người dân.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Mỹ Đức tổ chức thành lập các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại địa bàn các xã. Lực lượng chốt bao gồm Công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... ở các xã với mục đích kiểm soát người dân khi ra - vào địa bàn. Tại các chốt đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang. Ảnh: N.H |
Trên khắp các quận huyện, các trạm y tế phường phối hợp chặt chẽ với các tổ dân phố triển khai công tác phòng, chống dịch. Các poster, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về cách tự phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế lây lan ra cộng đồng được đội ngũ cán bộ ở các tổ dân phố, khu chung cư phát đến từng hộ gia đình.
Ông Đồng Điệt, Bí thư chi bộ Khu dân cư số 1, phường Giảng Võ (quận Ba Đình) chia sẻ, chính sự chủ động và sâu sát này nên cho đến thời điểm hiện tại đa phần người dân đều ý thức được rằng việc cách ly xã hội rất tốt cho cả cơ quan quản lý và toàn bộ người dân trong công cuộc phòng chống dịch. Tại địa bàn dân cư, tổ dân phố công tác tuyên truyền được thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Người dân nắm bắt được thông tin nên rất ủng hộ những chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước.
Rõ ràng, bằng sự đồng tâm, đồng lòng và ý thức phòng dịch của bản thân mỗi người dân là “pháo đài” chống dịch hiệu quả. Hà Nội đang triển khai những quyết sách quyết liệt để phòng dịch, hơn lúc nào hết đây là lúc mỗi công dân Hà Nội thể hiện lòng yêu nước qua hành động, cách ứng xử với tất cả tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết để đưa Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung vượt qua cơn đại dịch.
(Còn nữa…)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05