Vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Luật Hình sự

Kỳ 4: Bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới

Dưới góc độ thực tiễn, việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và Bộ Luật Hình sự (BLHS) nói riêng về các tội xâm phạm an ninh quốc gia của các cơ quan và người có thẩm quyền để xử lý các vụ án hình sự thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
ky 4 bao dam an ninh quoc gia trong tinh hinh moi Kỳ 3: Bước phát triển quan trọng trong chính sách hình sự
ky 4 bao dam an ninh quoc gia trong tinh hinh moi Kỳ 2: Đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người
ky 4 bao dam an ninh quoc gia trong tinh hinh moi Vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Luật Hình sự

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội: So với BLHS trước đây, BLHS hiện tại có những điểm mới quan trọng, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn mới.

Thứ nhất, về vị trí: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong BLHS năm 1999 được quy định tại Chương XI, từ Điều 78 đến Điều 92, Phần các tội phạm của BLHS. Trong BLHS sự năm 2015, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII, từ Điều 108 đến Điều 122, Phần các tội phạm của BLHS. Như vậy, sự thay đổi quan trọng về vị trí của các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong BLHS là chuyển từ quy định tại Chương XI trong BLHS năm 1999 thành hẳn một chương mới - Chương XIII trong BLHS năm 2015.

Thứ hai, về số lượng: BLHS năm 2015 có 14 điều quy định về 14 tội và 01 điều quy định về hình phạt bổ sung. So với BLHS năm 1999, số lượng điều luật vẫn giữ nguyên nhưng thực chất BLHS sự năm 2015 đã bỏ tội hoạt động phỉ (Điều 83 BLHS năm 1999) đồng thời bổ sung thêm tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120 BLHS năm 2015).

Tuy nhiên, theo luật sư Ngọc Anh, cần hiểu rằng, BLHS sự năm 2015 không phi tội phạm hóa đối với hành vi hoạt động phỉ mà hành vi phạm tội này đã được quy định trong cấu thành của một số tội phạm cụ thể, ví dụ như: tội bạo loạn (Điều 112), tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)... Theo Điều 112 BLHS năm 2015 thì người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra ở bất cứ đâu, thành phố, đồng bằng, rừng núi, hải đảo... đều là hành vi thuộc mặt khách quan của tội bạo loạn và người thực hiện hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bạo loạn nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm này.

Theo Điều 113 BLHS năm 2015, hành vi xâm phạm tính mạng cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra ở bất cứ đâu đều là hành vi thuộc mặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và người thực hiện hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm này.

ky 4 bao dam an ninh quoc gia trong tinh hinh moi
Tranh minh họa

Về tên tội (tội danh): BLHS năm 2015 cơ bản vẫn giữ tên của các tội xâm phạm an ninh quốc gia như quy định của BLHS năm 1999; có ba sự thay đổi về tên tội trong 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định trong BLHS năm 2015:

- Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 BLHS năm 1999), thành “tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 117 BLHS năm 2015).

- Tội chống phá trại giam (Điều 90 BLHS năm 1999), thành “tội chống phá cơ sở giam giữ” (Điều 119 BLHS năm 2015).

- Bổ sung thêm 01 tội danh mới: “tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 120 BLHS năm 2015).

Về nội dung, so với quy định trong BLHS năm 1999, nội dung quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau:

- Trong tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS năm 2015), sửa đổi, bổ sung về quan hệ xã hội bị xâm phạm. BLHS năm 2015 dùng từ “tiềm lực quốc phòng, an ninh” thay cho từ “lực lượng quốc phòng” như trong Điều 78 BLHS năm 1999. Việc sửa đổi, bổ sung này vì: Bảo vệ Tổ quốc tức là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, bên cạnh Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cũng có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hành vi xâm phạm đến tiềm lực an ninh cũng ảnh hưởng đến sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, xâm phạm đến Tổ quốc.

Thu Trang (còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động