Kỳ 2: Tỉnh táo để không bị sập bẫy
Kỳ 1: Sập bẫy “tín dụng đen” | |
Sa lưới pháp luật vì thuê xã hội đen đòi nợ | |
Nhận diện “tín dụng đen” |
Các tổ chức “tín dụng đen” thường dùng mọi chiêu trò để lách luật, thêm vào đó, người đi vay còn thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật nên dễ dàng sập bẫy “tín dụng đen”. Theo Luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định mức lãi suất trần để xác định dấu hiệu của tội phạm cho vay nặng lãi.
Các tổ chức “tín dụng đen” dùng mọi chiêu trò để người vay sập bẫy. |
Cụ thể, Điều 201Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Người nào cho vay lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự hưởng lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên là có dấu hiệu phạm tội này. Trong khi đó, trần lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 là khoảng 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Như vậy, cho vay với lãi suất từ 8,5%/tháng trở lên là có thể bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi.
Mặc dù, Bộ Luật Hình sự 2015 đã cụ thể hơn đối với các tội cho vay nặng lãi, tuy nhiên, các chủ “tín dụng đen” thường chia nhỏ số tiền cho vay nên khó chứng minh họ thu lợi trên 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, các chủ “tín dụng đen” cũng đối phó bằng cách không ra mặt, giao cửa tiệm, cửa hàng cho người khác quản lý khi đã bị xử phạt hành chính.
Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định mức lãi suất trần để xác định dấu hiệu của tội phạm cho vay nặng lãi. Cụ thể, Điều 201Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Người nào cho vay lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự hưởng lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên là có dấu hiệu phạm tội này. Trong khi đó, trần lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 là khoảng 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Như vậy, cho vay với lãi suất từ 8,5%/tháng trở lên là có thể bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi. |
Chủ các đường dây “tín dụng đen” cũng lách luật bằng cách ghi “hợp đồng” cho vay dưới hình thức khác hoặc ghi giấy nợ không rõ ràng, lấy lãi theo ngày nên rất khó xác định dấu hiệu vi phạm. Thông thường chỉ khi các chủ nợ có hành vi vi phạm pháp luật khác như cưỡng đoạt, cướp, đánh, bắt giữ người trái pháp luật thì công an mới xử lý về tội cho vay nặng lãi.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội cho biết, “tín dụng đen” không chỉ đơn giản chỉ là cho vay nặng lãi. Để được gọi là “tín dụng đen” thì phải là một hoạt động cho vay có nhiều hơn một yếu tố bất hợp pháp trong số các yếu tố sau: Hoạt động cho vay bất hợp pháp, mục đích vay vốn bất hợp pháp, lãi suất cho vay bất hợp pháp hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác như đe dọa, cưỡng bức, lừa dối trong giao dịch cho vay...
Hiện tượng phổ biến nhất của “tín dụng đen” là sự kết hợp của 2 yếu tố cho vay bất hợp pháp đi đôi với áp đặt một mức lãi suất cao trái với quy định của pháp luật. `Việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không phải hành vi bị cấm. Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và có tính chất bóc lột. Qua các vụ án đã xảy ra, với cơ quan chức năng, để tìm hiểu được mức lãi suất cho vay trong hoạt động “tín dụng đen” tại thời điểm tiến hành giao dịch rất khó khăn.
Để che giấu mức lãi khủng khiếp, các chủ “tín dụng đen” thường không thể hiện trên giấy tờ vay mức lãi suất mà chỉ thỏa thuận miệng với người vay nhưng vẫn thu tiền lãi hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng mà khi bắt giữ công an khó chứng minh mức lãi này. Những chủ nợ này cũng thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền, nên người vay không bao giờ cầm đủ số tiền thực vay trong “hợp đồng”.
Hành vi người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột” còn khó chứng minh hơn nhiều… Đó chính là nguyên nhân khiến những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác. Lúc này, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ áp dụng cho các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích…
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, đa số người đi vay mắc bẫy “tín dụng đen” là do không có kiến thức tối thiểu về tài chính cá nhân, đôi khi sẵn sàng đi vay nóng vì những lý do chưa thiết yếu như vay để lo một việc gì đó trong gia đình, vay để tìm việc làm… Cùng với kiến thức pháp luật không đầy đủ, nhiều người để được vay đã sẵn sàng ký mọi giấy tờ, không để ý đến hậu quả. Trong rất nhiều trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật muốn bảo vệ người dân bị lừa đảo tuy nhiên các tài liệu, chứng cứ đều phản bác lại lập luận đó nên dù muốn bảo vệ cũng khó. Có những gia đình, tất cả các thành viên đều đồng tình ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà cho đối tượng cho vay “tín dụng đen”, vì vậy, khi đưa ra xem xét thì người vay vẫn là bên yếu thế. |
Một số đối tượng cho vay còn chặt chẽ hơn khi yêu cầu người vay phải thế chấp một số loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, sổ lương, đăng ký xe... Đa số người đi vay mắc bẫy “tín dụng đen” là do không có kiến thức tối thiểu về tài chính cá nhân, đôi khi sẵn sàng đi vay nóng vì những lý do chưa thiết yếu như vay để lo một việc gì đó trong gia đình, vay để tìm việc làm…
Cùng với kiến thức pháp luật không đầy đủ, nhiều người để được vay đã sẵn sàng ký mọi giấy tờ, không để ý đến hậu quả. Trong rất nhiều trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật muốn bảo vệ người dân bị lừa đảo tuy nhiên các tài liệu, chứng cứ đều phản bác lại lập luận đó nên dù muốn bảo vệ cũng khó. Có những gia đình, tất cả các thành viên đều đồng tình ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà cho đối tượng cho vay “tín dụng đen”, vì vậy, khi đưa ra xem xét thì người vay vẫn là bên yếu thế.
Để công nhân không sập bẫy “tín dụng đen” và phải chịu những hậu quả khôn lường, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tuyên truyền về kiến thức pháp luật, giúp công nhân hiểu rõ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức “tín dụng đen”, những tội phạm gắn liền với hoạt động “tín dụng đen”.
Bên cạnh đó, lực lượng công an tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện trường hợp vay nợ của các đối tượng “tín dụng đen”; ngăn chặn, xử lý hoạt động đòi nợ bằng nhiều hình thức, có phương án đấu tranh, xử lý triệt để các tổ chức hoạt động “tín dụng đen”.
Hơn nữa, xuất phát từ thực tế công nhân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dễ sập bẫy “tín dụng đen” khi cần tiền để giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống, do đó, cần có những giải pháp về tài chính, tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để công nhân tiếp cận với nguồn vốn khi cần thiết.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51