Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng

Kỳ 2: Gửi trái tim nơi biển cả

(LĐTĐ) Cứ mỗi khi nhắc đến hình ảnh những người lính nơi hải đảo đang ngày đêm chắc tay súng, canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, tôi lại nghĩ về bóng dáng hậu phương của họ với muôn vàn cảm phục, sẻ chia. Quả thực, có gặp và tiếp xúc mới thấy dường như hậu phương người lính vùng biển lúc nào cũng hiện lên một cách lặng lẽ, âm thầm. Họ là những người vợ, người mẹ đã hy sinh những hạnh phúc riêng tư để các anh yên tâm làm tròn nhiệm vụ với quê hương, đất nước…
ky 2 gui trai tim noi bien ca Kỳ 1: Hậu phương – tiền tuyến thắm đượm nghĩa tình

Tự hào là vợ lính

Tôi gặp gỡ những người thân của những người lính đảo trên địa bàn Hà Nội trong một dịp khá tình cờ. Buổi gặp do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức. Hôm ấy, quanh những câu chuyện đầy xúc động là hình ảnh những người mẹ, người vợ... đang cố gắng khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác.

“Làm vợ lính nhiều thiệt thòi lắm, cứ như… Hòn Vọng Phu mòn mỏi đợi chồng về!” – chị Nguyễn Thị Hoài Phương (Giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm) là vợ Đại úy Đinh Ngọc Khánh, hiện đang công tác tại Trạm Trinh sát kỹ thuật, phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh vùng I, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng đã thổ lộ chân tình với tôi như vậy. Không thiệt thòi sao được, khi lấy nhau đến nay được gần chục năm thì hầu như anh đều công tác ngoài đảo.

ky 2 gui trai tim noi bien ca

Em Đỗ Ngọc Hương Ly cùng mẹ và em trai.

Chị Phương bảo, anh Khánh công tác ở đó đã được 17 năm. Khi tìm hiểu nhau để đi đến kết hôn, bản thân chị đã biết anh công tác ở đảo. Như một lẽ tất yếu, anh và chị yêu xa, thấy anh vất vả, ít về thì chị càng yêu anh hơn. Với chị, chỉ đơn giản, yêu nhau nên phải chấp nhận. Từ lúc lấy nhau đến nay đã có 2 người con nhưng thi thoảng anh Đinh Ngọc Khánh mới có mặt ở nhà.

Thời gian anh ở nhà lâu nhất là vỏn vẹn… 20 ngày. Qua 2 lần sinh nở, chị càng như thấm nỗi nhọc nhằn khi thiếu vắng người chồng làm nơi nương tựa. “Sinh người con đầu lòng, anh Khánh còn được ở nhà gần một tháng. Cháu thứ hai, sinh đúng đợt anh đang công tác lênh đênh trên biển. Nên vừa sinh con lại vừa nghĩ lo cho chồng. Cháu thứ hai phải được mấy tháng anh mới được về. Mỗi lần bố về các con lại mất một thời gian làm quen” - chị Nguyễn Thị Hoài Phương bộc bạch.

Chị kể, đận trước Tết, cậu con trai cả là bé Đinh Gia Huy (7 tuổi) có thỏ thẻ nói với mẹ: “Mẹ ơi, sao bố không làm thầy giáo như mẹ nhỉ, để được nghỉ Tết sớm”. Thế rồi, ngày nào đi học về hễ có điểm 9, điểm 10 hoặc vẽ được bức tranh đẹp, Huy đều xin mẹ gọi điện thoại khoe với bố. Riêng cô con gái nhỏ Đinh Phương Nguyên đang học mẫu giáo thì luôn tự hào khoe các bạn rằng có bố là bộ đội hải quân… với chị Phương hạnh phúc chừng đó là đủ.

ky 2 gui trai tim noi bien ca

Cô giáo Ma Thị Nhã.

Và chục năm xa cách, dường như khoảng cách về địa lý chưa bao giờ làm phai nhạt tình cảm sắt son vợ chồng của anh chị, như lời bài hát mà chị vẫn rất tâm đắc: “Em ở hậu phương, anh nơi tiền tuyến/Chúng ta cách xa rồi nhưng tình đâu có chia phôi”, để rồi chị vẫn ngày đêm lặng lẽ chu toàn bổn phận của một người mẹ, người vợ hiền, thay chồng chăm lo, dạy dỗ các con.

“Anh và đồng đội hãy yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ở hậu phương, em luôn một lòng tin tưởng và sẽ thay anh cáng đáng mọi công việc trong gia đình” – Đây là lời nhắn nhủ rất riêng của chị Ma Thị Nhã (Giáo viên Trường THCS Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) có chồng là Đào Hữu Triệu - Chính trị viên Đảo Tốc Tan B thuộc quần đảo Trường Sa. Theo lời chị Nhã, hai vợ chồng kết hôn từ năm 2014. Chồng chị mới đi công tác ra đảo (tháng 9/2018), năm nay là năm đầu tiên chồng công tác xa nhà.

Là vợ chồng “son” nên khi anh không có nhà trong dịp Tết này thì như bao người khác, trong tâm tưởng chị vẫn vấn vướng chút buồn xen lẫn nỗi nhớ nhung. Một người vợ trẻ với 2 con (1 cháu 3 tuổi, 1 cháu gần 1 năm) có muôn vàn nỗi lo. Chị vừa phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ, vừa phải đi làm. Nhiều khi thời gian để quan tâm đến con rất là hạn chế, rất cần có bố trẻ con ở bên cạnh. Nhưng hoàn cảnh bắt buộc nên phải cố gắng để vượt qua. Chồng xa nhà, khi buồn hay gặp vướng mắc trong cuộc sống thì thường gọi điện tâm sự. Những lúc ấy, anh chị đều động viên nhau cùng nỗ lực để một ngày mai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về. “Hơn hết tôi luôn mong anh giữ gìn sức khỏe để vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” – chị Nhã bộc bạch.

Hậu phương vững chắc

Nhắc đến người cha Đỗ Văn Hải – hiện là Đại úy Phòng Kỹ thuật lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân - Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa em Đỗ Ngọc Hương Ly học sinh lớp 7A Trường THCS Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) lại không giấu được nỗi bồi hồi. “Tính đến nay cha con công tác xa nhà được 19 năm. Khoảng thời gian đó thật là dài đối với gia đình con. Gia đình con rất neo người, chỉ có 3 mẹ con, mẹ bán đồ nhựa tại nhà, em trai con là Đỗ Ngọc Hải Đăng, học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Đồng Tháp. Con vẫn còn buồn và nhớ đúng ngày Tết Dương lịch vừa qua, ông nội con qua đời, vậy mà cha con không kịp về để tiễn đưa ông. Con biết, ở nơi đảo xa, cha con rất đau buồn nhưng vì nhiệm vụ, cha phải nén lại nỗi đau riêng để hoàn thành việc quân, việc nước” – Em Đỗ Ngọc Hương Ly chia sẻ.

Với Ly, những khó khăn vất vả của cha luôn là động lực để em phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nhắc chuyện này Ly hồ hởi bảo: “Con luôn nhắc nhở, bảo ban em Hải Đăng phải ngoan ngoãn, chăm học để cho cha mẹ vui lòng, chị em con luôn giúp đỡ mẹ làm việc nhà để mẹ vui và có nhiều thời gian bán hàng, chăm lo cho gia đình”.

Trở lại với câu chuyện chị Nguyễn Thị Hoài Phương và anh Đinh Ngọc Khánh, chia sẻ những thiếu thốn nơi gia đình, Đại úy Đinh Ngọc Khánh cười hiền bảo: “Tôi may mắn, hạnh phúc khi có một hậu phương vững chắc, một người vợ hiền đảm đang, thủy chung luôn hiểu, cảm thông công việc của chồng, sẵn sàng hy sinh những hạnh phúc riêng tư, cam chịu nhiều thiệt thòi để toàn tâm, toàn ý lo cho chồng, cho con. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để tôi yên tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.

Gặp gỡ những người thân của những người lính đảo, chúng tôi được nghe những câu chuyện hết sức xúc động. Họ là những người bố, người mẹ, người vợ... đang cố gắng khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác. Hậu phương của những người lính đảo là những câu chuyện bình dị như thế, nhưng lại là nguồn động viên vô cùng lớn lao đối với các anh.

Chia sẻ sâu hơn về những đóng góp, những nỗi niềm nơi hậu phương của những người lính gìn giữ biển đảo, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, những tình cảm, sự quan tâm chia sẻ từ phía hậu phương, từ những người vợ ở quê nhà, chắc chắn là nguồn động viên lớn, là động lực tiếp lửa cho các chiến sĩ đang ngày đêm bám biển.

Trong những người vợ đó có những cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong ngành giáo dục đào tạo của chúng ta. Các cô đã thay chồng chăm sóc cha mẹ già và các con thơ, không những quán xuyến, đảm đang công việc gia đình các cô còn đạt những thành tích trong công tác như: Đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Cô giáo người mẹ hiền”.

Thế mới biết, phía sau những người lính rắn rỏi nơi đầu sóng ngọn gió luôn có sự đóng góp âm thầm của những người thân ở hậu phương. Với riêng cá nhân tôi, những gì đã nghe, đã thấy, đã viết dường như vẫn chưa đủ để nói lên những tâm tình của họ - những người mẹ, người vợ, những hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

Và còn biết bao câu chuyện xúc động về tình cảm thiêng liêng, gắn bó như thế vẫn đang được những chiến sĩ, những người mẹ, người cha, người vợ viết tiếp. Họ chính là động lực để những người lính đảo vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Để rồi, càng trong gian khó, phẩm chất người quân nhân cách mạng càng ngời sáng, tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ người chiến sĩ Hải quân trong lòng nhân dân.

Phạm Thảo

Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc giữa trùng khơi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động