20 năm Thành phố vì hòa bình: Bản sắc quyến rũ của Thành phố hơn nghìn năm tuổi

Kỳ 1: Lịch sử hơn nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Hơn mười thế kỷ đã trôi qua, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội trong hơn nghìn năm ấy, luôn tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn, của bạn bè quốc tế, để với bản lĩnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã nhân lên những điều hay, làm nên một nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ. Không chỉ những người sống ở Hà Nội, yêu Hà Nội, mà tất cả những ai từng đặt chân đến Hà Nội, đều có thể cảm nhận được nét quyến rũ ấy.
ky 1 lich su hon nghin nam thang long ha noi 20 năm Hà Nội tự hào “Thành phố vì hòa bình”
ky 1 lich su hon nghin nam thang long ha noi Nhiều hoạt động trong Lễ kỷ niệm 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì Hòa Bình"

Gắn với nền văn hóa hơn nghìn năm, Hà Nội cũng trở thành điểm đến du lịch ấn tượng đối với bạn bè năm châu. Nét quyến rũ, cổ kính mang đậm chất lịch sử ấy của Hà Nội đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách.

Những nét thăng trầm

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ.

ky 1 lich su hon nghin nam thang long ha noi
Dấu ấn nghìn năm trên các khu nhà cổ Hà Nội (ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công Nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Những cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết.

Thế kỷ III trước Công Nguyên, trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội. Thế kỷ X, sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.

Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một truyền thuyết phổ biến, khi tới Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là Thăng Long. Kinh thành Thăng Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam.

Khu hoàng thành được xây dựng gần hồ Tây với cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị. Ngay trong thế kỷ thứ X, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được xây dựng, chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076... Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia. Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, Kinh thành Thăng Long tiếp tục được xây dựng. Hoàng thành được củng cố và xuất hiện thêm những cung điện.

Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh đô. Sự phức tạp của chính trị thời kỳ này cũng đem lại cho thành phố một điểm đặc biệt: Bên cạnh hoàng thành của vua Lê, phủ Chúa Trịnh được xây dựng và là trung tâm quyền lực thực sự. Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị Thăng Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống.

Tạo nên những điểm đến nổi bật

Đi cùng lịch sử, những di tích mãi trường tồn trong lòng Hà Nội, trở thành những điểm đến nổi bật tạo nên nét quyến rũ khó cưỡng.

Hà Nội trước khi trở thành một trung tâm chính trị – vào thế kỷ thử V với triều đại nhà Tiền Lý – Hà Nội đã là một trung tâm của Phật giáo với các thiền phái danh tiếng.

Theo văn bia, từ giữa thế kỷ VI, chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bãi Yên Hoa ngoài sông Hồng, tới 1615 do bãi sông bị lở, chùa mới dời về địa điểm hiện nay. Đến thế kỷ XI, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng Long, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, các chùa chiền, thiền viện, sư tăng mới phát triển thực sự mạnh mẽ.

Trong nhiều thế kỷ, Hà Nội tiếp tục xây dựng các ngôi chùa, trong đó một số vẫn tồn tại tới ngày nay. Có thể kể tới các ngôi chùa như chùa Một Cột xây lần đầu năm 1049, chùa Láng từ thế kỷ XII, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên xuất hiện vào thế kỷ XVII. Tuy vậy, hầu hết các ngôi chùa trong nội ô ngày nay đều được xây dựng lại vào thế kỷ XIX. Những triều đại Lý, Trần, Lê để lại rất ít dấu tích.

Vùng ngoại thành Hà Nội cũng có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp... thường được gọi chung là Chùa Hương.

Từ lâu, di tích này đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng, đặc biệt với lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mỗi mùa xuân. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, Chùa Thầy nằm trên địa phận của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Ngôi chùa, thường gắn liền với tên tuổi vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, là một di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử giá trị. Giống như Chùa Hương, lễ hội Chùa Thầy cũng được tổ chức vào mùa xuân, đầu tháng 3 hàng năm.

Cùng với các ngôi chùa, Hà Nội còn có không ít đền thờ Đạo Lão, Đạo Khổng hay các thần bảo hộ như Thăng Long tứ trấn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn.. Trong khu phố cổ còn nhiều ngôi đình vẫn được những người dân thường xuyên tới lui tới bày tỏ lòng thành kính. Kitô giáo theo chân những người châu Âu vào Việt Nam, giúp Hà Nội có được Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long... Ngoài ra có thánh đường Hồi Giáo Jamia Al Noor (thánh đường Ánh Sáng) tại 12 Hàng Lược, Thánh thất Cao Đài thủ đô. Các công trình tôn giáo ngày nay là một phần quan trọng của kiến trúc thành phố, nhưng không ít hiện phải nằm trong những khu dân cư đông đúc, thiếu không gian.

Thời kỳ thuộc địa đã để lại Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng về công năng, như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử, Khách sạn Sofitel Metropole... Một số công trình bị phá bỏ để xây mới – như Tòa thị chính được thay thế bằng trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố – hoặc tu sửa nhưng không giữ được kiến trúc cũ – như ga Hàng Cỏ. Thời kỳ tiếp theo, Hà Nội cũng có thêm các công trình mới. Lăng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, ghi đậm dấu ấn của giai đoạn này.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Hà Nội - Kiến trúc đô thị đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Xem thêm
Phiên bản di động