Kinh doanh mùa dịch: Đảm bảo an toàn cho bản thân và khách hàng
Chuyển sang bán hàng online
Ngày 25/3, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu đóng cửa các cơ sở dịch vụ không thiết yếu như quán bar, karaoke, cà phê...
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo, nhiều cửa hàng, đặc biệt là các quán ăn, nơi thường xuyên phải tiếp số lượng khách lớn đã đóng cửa, ngừng đón khách và chuyển sang hình thức kinh doanh online.
Việc sử dụng các hình thức này vừa đáp ứng được nhu cầu của nguời dân vừa đảm bảo cho việc kinh doanh của các cửa hàng không bị đình trệ lại giúp hạn chế tiếp xúc đông người.
Theo quan sát thực tế của phóng viên tại các địa điểm tập trung nhiều cửa hàng phục vụ ăn uống như: Phố Chùa Láng (Đống Đa), Tô Hiệu, Duy Tân, Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (Hà Đông), Đặng Thái thân… những ngày gần đây đều vắng bóng người qua lại. Phần lớn các cửa hàng đều treo biển đóng cửa, chỉ bán mang về hoặc bán hàng thông qua app như: Foody, Now, Grapfood…
Nhiều cửa hàng chỉ bán hàng cho khách mua về hoặc đặt hàng qua app (Ảnh: Lê Thắm) |
Anh Nguyễn Văn Hòa, chủ một cửa hàng ăn uống tại phố Duy Tân (Cầu Giấy) cho biết, từ ngày khởi phát dịch, lượng khách đến ăn tại đây giảm hẳn thay vào đó là việc tăng đơn hàng đặt qua mạng.
“Được tin có dịch thì cửa hàng của tôi không tiếp khách ăn ở đây nữa mà chỉ bán online. Những người đến lấy hàng như Grab, Goviet hoặc Now... tôi mới bán. So với trước đây, từ ngày dịch Covid xuất hiện, lượng đơn tăng lên 30-40% ”- anh Hòa chia sẻ.
Ngoài ra, anh Hòa cũng cho biết thêm, để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, anh yêu cầu các nhân viên trong cửa hàng luôn phải sát khuẩn tay chân sạch sẽ, đeo khẩu trang và đeo găng tay cẩn thận trong quá trình chế biến thức ăn. Đồng thời, khi có shipper tới lấy hàng, nhân viên chỉ mở hé cửa và lần lượt giao cho từng người một chứ không giao ồ ạt để tránh hiện tượng chen chúc.
Tương tự, trên phố Đặng Thái Thân (Hoàn Kiếm), quán ăn của anh Khuất Duy Hoàng cũng chỉ phục vụ khách nốt chiều ngày hôm qua. Sáng nay, anh đã bố trí tấm bảng thông báo chỉ phục vụ ship và mang về ngay trước cửa quán. Anh Hoàng chia sẻ, nếu hoạt động bình thường, quán có tổng thể 5 người phục vụ chung. Tuy nhiên, vì phải tạm thời đóng cửa nên anh đã cho nhân viên nghỉ để về quê.
Cũng do chịu ảnh hưởng của dịch nên quán của anh Hoàng đã cắt giảm phục vụ một số món. “Hiện tại quán tôi chỉ phục vụ cơm rang và mì xào. Khách của quán chủ yếu là người làm văn phòng ở gần nên khi mọi người gọi điện đến đặt đồ ăn thì tôi sẽ tự làm và tự đi ship miễn phí luôn, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa tăng thu nhập cho mình. Bây giờ tiền mặt bằng, tiền điện nước vẫn phải chịu lại tính cả chi phí sinh hoạt của gia đình nữa nên thôi cứ cố gắng qua được ngày nào hay ngày đó” – anh Hoàng cho hay
Shipper tuân thủ quy tắc phòng dịch
Cùng với sự gia tăng của các đơn đặt hàng online, công việc của các shipper cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với đặc thù công việc phải đi lại nhiều nơi và tiếp xúc với nhiêu người, shipper cũng là đối tượng có khả năng lây nhiễm virus nhiều nhất hiện nay.
Ý thức được vấn đề này, các công ty quản lý đã liên tục nhắn tin nhắc nhở, yêu cầu shipper phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn bên ngoài các túi đồ ăn.
Shipper tuân thủ nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi giao hàng cho khách. (Ảnh: Lê Thắm) |
Không chỉ công ty quản lý mà chính những người giao hàng cũng tự ý thức nguy cơ lây nhiễm của bản thân nên luôn chủ động trang bị cho mình kiến thức và vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh. Thậm chí, có nhiều người còn sáng tạo ra nhiều cách làm như, giao hàng cho khách bằng đồ chơi điều kiển từ xa, dùng gậy để giao hàng cho khách…
Anh Nguyễn Văn Chiến (một nhân viên giao hàng của Now) cho biết: “Tôi luôn mang theo nước rửa tay khô và khi đi ra đường. Mỗi lần giao nhận hàng tôi đều sát khuẩn tay trước, lúc giao hàng sẽ cố gắng giữ khoảng cách tối tối đa với người nhận, hoặc đối với khách đã chuyển tiền trước thì tôi có thể gọi điện rồi đặt đồ ăn trước cổng cho khách để lúc khách xuống lấy không cần phải tiếp xúc với shipper”.
Cùng suy nghĩ với anh Chiến, nữ shipper Đinh Thu Hương cho biết: “Nghề này phải di chuyển nhiều nơi nên tôi cũng lo lắng lắm, vì vậy, tôi luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là để bảo vệ bản thân sau đó là bảo vệ gia đình và xã hội”.
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp có lẽ việc mua sắm online, giao nhận thức ăn tại nhà vẫn sẽ là lựa chọn an toàn nhất. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh, các shipper cần tuân thủ các nguyên tắc: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi giao nhận hàng; thường xuyên khử khuẩn bên ngoài túi hàng trước khi giao cho khách; đứng cách xa khách hàng tối thiểu 2m.
Còn về đối với người nhận, nên đeo khẩu trang khi nhận đồ, rửa tay sạch sẽ sau khi nhận đồ và mở thức ăn; khử khuẩn các vật dụng trước khi ăn và nếu có thể nên áp dụng việc thanh toán trước qua thẻ để hạn chế tiếp xúc lâu với ship…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07