Kiên quyết không có “vùng cấm”
Tăng cường đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái | |
Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại 6 tháng cuối năm: Nêu cao trách nhiệm của các DN | |
Cuộc chiến chống hàng giả: Doanh nghiệp không thể thờ ơ |
Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân. Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), công tác này đã có chuyển biến rõ rệt và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành được nâng lên, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng được đề cao.
Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa tạo được chuyển biến căn bản. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc với nhiều chủng loại được bày bán công khai, đặc biệt là thuốc lá nhập lậu và các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Cơ quan chức năng triệt phá một vụ buôn bán hàng giả |
Theo các cơ quan chức năng, tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng nói là chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội vào cuộc. Một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cùng với đó, hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, sơ hở nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trường hợp chưa thực sự khách quan, nghiêm minh, còn nể nang, bao che; hàng hóa sản xuất trong nước chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân; một bộ phận dân cư ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa bị lợi dụng lôi kéo tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả. Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra để phát hiện, phòng ngừa vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác. Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng và ban hành chế độ, quy trình luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng, nhất là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Lại Quang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 22/11/2024 10:33
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương Công an Hà Nội triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 19:16
Không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 18:54
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42