Cuộc chiến chống hàng giả: Doanh nghiệp không thể thờ ơ
“Phá” xưởng sản xuất hàng nghìn túi xách giả của thương hiệu lớn | |
Phát hiện 'tổng kho hàng lậu' tiếp giáp sân bay Tân Sơn Nhất |
Người tiêu dùng bị móc túi vì hàng giả
Theo ước tính của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, hiện trong nước có hơn 30 ngành hàng bị làm giả từ hàng hóa thông thường đến hàng cao cấp như: Mỹ phẩm, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, đường, sữa, thuốc thú y, sản phẩm nuôi trồng các loại, phân bón, điện tử, điện lạnh, dược phẩm, dây cáp điện, mũ bảo hiểm, quần áo, điện thoại, gas, hàng tạp hóa, dụng cụ cầm tay, đồ chơi trẻ em, xe máy các loại…Ngay như trong lĩnh vực tôn, thép- một ngành hàng được đánh giá là khó làm giả, cũng đã phát hiện tình trạng gian lận tương mại với số lượng lớn.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho biết, tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực tôn, thép được thực thi bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, phổ biến nhất là việc cung cấp sản phẩm tôn không đủ độ dày bằng cách tẩy xóa độ dày thực tế của sản phẩm và in lại để “nâng cao” độ dày hoặc nhập khẩu các sản phẩm không có nhãn mác từ Trung Quốc để tùy biến in độ dày cao hơn thực tế hay còn gọi là đôn dem; đồng thời in thông số mập mờ về tiêu chuẩn chất lượng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
“Người tiêu dùng sẽ phải bỏ tiền ra để mua một sản phẩm không có chất lượng tương xứng với số tiền đó. Nghiêm trọng hơn, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. Như vậy, chi phí, sửa chữa thay mới còn tốn kém hơn rất nhiều lần so với số tiền chênh lệch giá khi mua hàng nhái, hàng giả.”, ông Thanh nói.
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang đã phát hiện hàng nghìn khóa Việt Tiệp bị làm giả |
Theo Tập đoàn Hoa Sen, người tiêu dùng đang bị móc túi một cách trắng trợn. Cụ thể, với mỗi mét tôn giả, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại 4.000 - 6.000 đồng. Giả sử với 20% thị phần tôn trên thị trường là hàng giả, thì hàng giả chiếm 346.000 tấn (tổng sản lượng của ngành tôn năm 2014 ước tính 1,73 triệu tấn), tương đương 98.856.000 m tôn và người tiêu dùng bị móc túi khoảng 400 tỷ đồng/năm. Hiện nhãn hiệu tôn Hoa Sen đang bị làm giả nhiều nhất trên thị trường. Năm 2014, tập đoàn này thiệt hại 118 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp lớn, thiệt hại từ hàng giả, hàng nhái là rất lớn nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ, thiệt hại cũng không hề nhỏ. Ông Nguyễn Khắc Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH trà gạo lứt Cảnh Hòa chia sẻ: “Các DN vừa và nhỏ như chúng tôi gặp nhiều khó khăn, bởi vừa xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường thì hàng giả, hàng nhái lại xuất hiện. Thêm vào đó, việc đăng ký bản quyền thương hiệu lại mất nhiều thời gian, hiện nay khoảng 12 tháng. Do đó, cần đẩy nhanh thời gian cấp phát bởi DN nhỏ sẽ khó có thể sống được khi mới ra đời đã bị hàng giả, hàng nhái tấn công”.
Bất cập chế tài xử phạt
Tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, các lực lượng chuyên trách và hiệp hội cần phải nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng, tập trung triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhómsản xuất hàng giả . Bên cạnh đó cũng cần giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá và yêu cầu người tiêu dùng có ý thức để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bằng cách yêu cầu đơn vị kinh doanh xuất hóa đơn, chú ý tới các thông tin về sản phẩm như ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.... Đây là cách tốt nhất để người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. |
Được biết, trung bình mỗi năm lực lượng chức năng xử lý hơn 100 ngàn vụ vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Thế nhưng kết quả này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Theo đại diện các DN và các ngành hàng, lý do vấn nạn còn đất sống, một phần do hiện nay còn rất nhiều hạn chế từ cơ chế, chính sách thực thi đến tư duy người tiêu dùng. Ví như thẩm quyền xử phạt của lực lượng quản lý thị trường còn quá thấp (hiện mức tối đa phạt 5 triệu đồng) không tạo ra được sự răn đe. Trong khi đó, nhiều đối tượng khi bị xử phạt còn chây ì không nộp phạt.
Theo thượng tá Nguyễn Hữu Cừ, Phó trưởng Phòng 8 Cục CSĐT tội phạm kinh tế và tham nhũng, Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trong đó mức xử phạt được căn cứ vào giá trị hàng hóa vi phạm và đây cũng chính là hành vi được Luật Hình sự điều chỉnh tại điều 171- tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Thế nhưng, theo Nghị định 99/2013 chỉ qui định mức phạt tối đa là không quá 250 triệu đồng cho hành vi vi phạm nhưng không qui định giá trị hàng hóa vi phạm tối đa bị xử phạt hành chính. Theo thượng tá Cừ, mặc dù lượng hàng hóa vi phạm có thể lên đến hàng chục tỷ đồng, cơ quan chức năng vẫn có thể xử lý hành chính không cần xử lý bằng biện pháp hình sự mà vẫn đảm bảo đúng qui định của nghị định này.
Mặc dù, thừa nhận chế tài xử lý vi phạm tội phạm gian lận thương mại, hàng giả,.. còn hạn chế, nhưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, DN hiểu rõ nhất về hàng hóa do mình sản xuất, phân phối trên thị trường. Do đó, DN nào chủ động, tích cực trong việc xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu của mình và phối hợp với các cơ quan thực thi thì nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT sẽ giảm đi đáng kể.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi theo ông Cường, Đội chống buôn lậu và hàng giả tỉnh Bắc Giang, cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu là vô cùng phức tạp, cần sự phối hợp từ nhiều phía, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. “Tháng 10/2014. đội chống buôn lậu về hàng giả đã phối hợp với Chi cục QLTT tỉnh bắt quả tang 1 đối tượng dùng xe ô tô vận chuyển số lượng lớn khóa cửa do Trung Quốc sản xuất giả mạo nhãn hiệu khóa Việt Tiệp. Sau đó, cơ quan này đã làm việc với Công ty khóa Việt Tiệp để làm rõ và cùng doanh nghiệp có sự phối hợp để ngăn chặn tình trạng sản xuất và lưu thông khóa Việt Tiệp giả trên thị trường”, ông Cường cho biết.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giới trẻ đổi mới thói quen tiêu dùng và quản lý tài chính cùng ngân hàng số MyVIB
Thông tin doanh nghiệp 04/11/2024 10:23
Giới trẻ tặng nhau chai nước uống sữa trái cây mãng cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Thông tin doanh nghiệp 02/11/2024 11:32
"Anh trai vượt ngàn chông gai": Góp phần định vị điểm đến du lịch âm nhạc Việt Nam
Thông tin doanh nghiệp 01/11/2024 18:00
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:30
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:25
Niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:23
Văn Phú - Invest báo lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng gần 240%
Thông tin doanh nghiệp 30/10/2024 18:43
Home Credit chung tay xây trường cho trẻ em ở Nghệ An
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 14:31
VIB: Cá nhân hóa là không có giới hạn
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 10:01
Cháo tươi TH true FOOD mang giải pháp dinh dưỡng tiện lợi cho những bà mẹ bận rộn
Thông tin doanh nghiệp 28/10/2024 20:33