Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể của tổ chức Công đoàn

Khắc phục hạn chế, nâng tầm hiệu quả

(LĐTĐ) “Phát huy tối đa nội lực của tổ chức Công đoàn, trên cơ sở tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn công đoàn cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp nhằm mang lại quyền lợi tốt hơn cho số đông đoàn viên, người lao động”. Đây là mục tiêu mà LĐLĐ TP Hà Nội đặt ra trong thời gian tới, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những quy định mới về nghiệp đoàn.
khac phuc han che nang tam hieu qua Thương lượng tập thể tại cơ sở ngày càng thực chất, hiệu quả
khac phuc han che nang tam hieu qua Chia sẻ kinh nghiệm về đối thoại xã hội tại nơi làm việc
khac phuc han che nang tam hieu qua Quan trọng là kỹ năng của cán bộ công đoàn
khac phuc han che nang tam hieu qua
Người lao động nêu câu hỏi tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội với công nhân lao động năm 2019 (ảnh MT)

Đối thoại, thương lượng tập thể ngày càng được chú trọng

Thời gian qua, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của tổ chức Công đoàn các cấp, trong việc tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ chế 3 bên, nhất là trong thực hiện đối thoại, thương lượng tập thể.

Cụ thể, hàng năm LĐLĐ Thành phố phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân viên chức lao động đồng thời chỉ đạo các LĐLĐ quận, huyện, thị xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền đồng cấp tổ chức các hội nghị đối thoại với công nhân viên chức lao động ở địa phương, đơn vị. Tại cơ sở, các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể đã được các doanh nghiệp thực hiện theo quy định.

Hiện có trên 30% doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tổ chức Công đoàn đã tổ chức thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Đặc biệt, ngoài các cuộc đối thoại định kỳ, trên 80% người lao động cho biết doanh nghiệp họ còn tổ chức các cuộc đối thoại đột xuất giữa người lao động và người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau như gặp gỡ trao đổi tại nơi làm việc; họp giao ban hàng tuần.

Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội là một trong hai Công đoàn ngành địa phương trong cả nước ký kết được TƯLĐTT cấp ngành. Một số Công đoàn cấp trên cơ sở đã đại diện cho người lao động ở doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn thương lượng thành công và ký kết được TƯLĐTT, điển hình như LĐLĐ quận Long Biên, LĐLĐ quận Cầu Giấy…

Chất lượng đối thoại và thương lượng tập thể ngày càng được nâng cao. Nếu như trước đây nội dung thương lượng, đối thoại chỉ tập trung vào hiếu hỉ, hỗ trợ, thăm hỏi ốm đau, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… thì đến nay đã tập trung nhiều hơn đến các nội dung, quyền lợi cốt lõi của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là công tác đối thoại, thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cơ chế đối thoại và thương lượng tập thể ở doanh nghiệp chưa được các bên quan tâm đúng mức; tầm quan trọng và lợi ích của đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể chưa được các bên, thậm chí là cả cán bộ Công đoàn các cấp nhận thức sâu sắc; việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó, thiếu thực chất.

Số lượng doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, nhiều bản TƯLĐTT hết hạn chưa được doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, ký mới. Chất lượng TƯLĐTT chưa đảm bảo được mục tiêu của thương lượng tập thể, nội dung chủ yếu là sao chép luật, số lượng Công đoàn cấp trên cơ sở đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn còn ít.

Hoạt động công đoàn cơ sở (CĐCS) ở một số nơi chậm được đổi mới, chưa coi trọng hoạt động đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT là vấn đề cốt lõi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ); hỗ trợ của Công đoàn cấp trên cơ sở đối với CĐCS về hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể còn mờ nhạt. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Công đoàn các cấp chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đến việc triển khai, phối hợp chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị NLĐ, thương lượng ký kết TƯLĐTT tại địa phương, đơn vị.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật Lao động chưa đồng bộ, một số vấn đề liên quan đến quan hệ lao động phát sinh chậm được cụ thể hóa; Hiệu lực quản lý Nhà nước về lao động của chính quyền cấp quận, huyện còn nhiều bất cập, một số quy định của pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc. Mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ Công đoàn và nội dung hoạt động của CĐCS chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay.

Cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn, đặc biệt là bảo vệ cán bộ CĐCS còn thiếu, điều kiện để cán bộ CĐCS hoạt động còn nhiều bất cập, sự hỗ trợ liên kết thực sự về trách nhiệm giữa CĐCS và Công đoàn cấp trên cơ sở còn thiếu. Đặc biệt, trình độ, chất lượng, kỹ năng của đội ngũ cán bộ Công đoàn về đối thoại, thương lượng tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn của quá trình hội nhập là trở ngại cơ bản tác động đến chất lượng công tác đối thoại, thương lượng tập thể.

Phải tiếp tục nâng cao năng lực đối thoại và chất lượng thương lượng tập thể

Từ thực tế trên, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về “Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2019-2023” , trong đó đặt ra mục tiêu phát huy tối đa nội lực của tổ chức Công đoàn, trên cơ sở tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn CĐCS, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp nhằm mang lại quyền lợi tốt hơn cho số đông đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Chương trình đặt ra 4 chỉ tiêu cho công tác đối thoại, trong đó phấn đấu hàng năm có 100% doanh nghiệp nhà nước và 65% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức Hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ; có từ 90% trở lên doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 100% LĐLĐ quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất với cấp ủy, phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức được Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền địa phương với công nhân viên chức lao động, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu nói trên, LĐLĐ Thành phố đề ra 4 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, đối với việc nâng cao số lượng, chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp công đoàn rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở có từ 25 lao động trở lên lấy đó làm căn cứ giao chỉ tiêu ký kết TƯLĐTT tới từng Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Những doanh nghiệp đang hoạt động, đã thành lập công đoàn cơ sở nhưng chưa ký kết TƯLĐTT thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, tiến tới ký kết TƯLĐTT. Những doanh nghiệp đang hoạt động, chưa thành lập công đoàn cơ sở, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở kết hợp quá trình vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở để hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở tại những doanh nghiệp chưa ký kết TƯLĐTT tiến hành thương lượng, ký kết TƯLĐTT cấp doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Những doanh nghiệp siêu nhỏ đã thành lập công đoàn cơ sở nhưng gặp khó khăn trong thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp thì xem xét, tập hợp để thương lượng tập thể theo nhóm doanh nghiệp.

Về thương lượng tập thể, Chương trình cũng đặt ra 4 chỉ tiêu gồm: Phấn đấu có từ 75% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đã thành lập CĐCS thương lượng, ký kết được TƯLĐTT; 100% CĐCS phối hợp với Người sử dụng lao động tổ chức thương lượng tập thể định kỳ hàng năm, theo quy định; Thương lượng, ký kết được ít nhất 03 bản TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành địa phương...

Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu nói trên, LĐLĐ Thành phố đề ra 4 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, đối với việc nâng cao số lượng, chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp công đoàn rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở có từ 25 lao động trở lên lấy đó làm căn cứ giao chỉ tiêu ký kết TƯLĐTT tới từng Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Những doanh nghiệp đang hoạt động, đã thành lập công đoàn cơ sở nhưng chưa ký kết TƯLĐTT thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, tiến tới ký kết TƯLĐTT. Những doanh nghiệp đang hoạt động, chưa thành lập công đoàn cơ sở, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở kết hợp quá trình vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở để hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở tại những doanh nghiệp chưa ký kết TƯLĐTT tiến hành thương lượng, ký kết TƯLĐTT cấp doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Những doanh nghiệp siêu nhỏ đã thành lập công đoàn cơ sở nhưng gặp khó khăn trong thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp thì xem xét, tập hợp để thương lượng tập thể theo nhóm doanh nghiệp.

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố yêu cầu hàng năm, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thống kê các bản TƯLĐTT có nội dung sao chép quy định của pháp luật, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới; phấn đấu 80% các bản TƯLĐTT chỉ bao gồm các nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật.

Đồng thời, LĐLĐ Thành phố đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia cùng CĐCS trong toàn bộ quá trình thương lượng tập thể, đặc biệt tại các doanh nghiệp có đông người lao động, quan hệ lao động phức tạp, đã từng xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.

Tạ Văn Dưỡng (Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
Xem thêm
Phiên bản di động