Kết thúc điều tra vụ nhóm cán bộ đường sắt nhận tiền của Công ty JTC
Nghi vấn Cục trưởng Đường sắt Việt Nam tự sát | |
Cục trưởng Cục Đường sắt VN tử vong tại phòng làm việc | |
14 dự án quan trọng của nhà thầu Nhật Bản JTC tại Việt Nam |
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Trần Quốc Đông (SN 1964), nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc BQL các dự án đường sắt (RPMU); Phạm Hải Bằng (SN 1969) và Phạm Quang Duy (SN 1975), đều là Phó Giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (SN 1977), Trưởng phòng dự án 3 – RPMU; Trần Văn Lục (SN 1958) và Nguyễn Văn Hiếu, cùng nguyên Giám đốc RPMU.
Ngày 20-3-2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin Giám đốc công ty JTC thừa nhận đã chi bất hợp pháp nhiều triệu Yên cho một số quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Riêng tại Việt Nam, JTC hối lộ cho một nhóm quan chức đường sắt trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 để được nhận thầu tư vấn dự án xây dựng đường sắt đô thị.
Tháng 4-2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 đối tượng đã nhận hơn 69 triệu Yên (tương đương 11 tỷ đồng) của Công ty JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, giai đoạn I).
Ngay sau đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan CSĐT phối hợp với Bộ GTVT tiến hành điều tra xác minh, làm rõ thông tin trên.
Quá trình điều tra, CQĐT xác định khoảng tháng 9-2009, khi thống nhất các điều khoản của hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật với nhà thầu JTC, ông Phạm Hải Bằng khi đó giữ vai trò là Chủ nhiệm dự án đã đặt vấn đề và được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí. Sau đó, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy và Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện.
Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, Duy và Thái nhiều lần nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu, với tổng số tiền 11 tỷ đồng. Khoản tiền này được 3 bị can chia nhau quản lý, sử dụng; trong đó ông Bằng giữ 4,8 tỷ đồng. Các bị can khai đã sử dụng các khoản trên vào chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại… tuy nhiên các khoản chi đều không có chứng từ, sổ sách.
Ngoài ra, ông Bằng còn khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho các ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng. Sau khi bị bắt giam, bị can Bằng đã tự nguyện nộp lại 970 triệu đồng, 7.000 USD và 2 sổ tiết kiệm trị giá hơn 900 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Tin nóng 05/11/2024 09:11
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30