Hy vọng Hà Nội sẽ trở thành kinh đô sách của thế giới
Khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ V tại Di sản Hoàng Thành Thăng Long | |
Hội sách Hà Nội lần thứ V có chủ đề "Sách và công nghệ số" |
Tham gia với tư cách người dẫn chuyện, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty sách Thái Hà có nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề đọc sách và công tác phát hành của Myamar cũng như các nước ASEAN. Qua trao đổi, ông Tha Tun Oo cho rằng, tình trạng đọc sách cũng như vấn đề phát hành của Myanmar cũng như ở Việt Nam, đôi khi còn hạn chế hơn.
Tiến sỹ Tha Tun Oo (áo trắng)- Chủ tịch Hội Xuất bản Myanmar, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản ASEAN và Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng tại Tọa đàm "Văn hóa đọc ASEAN" tại Hà Nội. |
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ở Việt Nam, hiện nay trung bình mỗi người đọc khoảng 4 cuốn sách trong 1 năm, trong đó có tới 3 cuốn là sách giáo khoa, còn lại chỉ có một cuốn sách thuộc thể loại khác. Ông Tha Tun Oo cho hay, ở Myanmar người trẻ chỉ đọc 2-3 cuốn một năm; những người lớn tuổi hơn thì đọc từ 8-10 cuốn. Tuy nhiên đó là tính trung bình, còn có sự chênh lệch rất lớn giữa nông thôn và thành thị bởi nông thôn tiếp xúc với ấn phẩm sách ít hơn.
Ông Tha Tun Oo cũng thông tin, ở Myanmar ngành xuất bản cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều đầu sách chỉ in được 500 đến 1000 cuốn, trong khi ở Singapore chỉ với dân số hơn 5 triệu người nhưng doanh thu xuất bản xấp xỉ 1,7 tỷ đô la mỗi năm, ở Việt Nam với hơn 90 triệu dân nhưng doanh thu ngành xuất bản mới chỉ bằng một nửa Singapore. Myanmar hiện có hơn 300 nhà xuất bản, trong số đó có nhiều đơn vị xuất bản nhỏ bao gồm cả tư nhân. Ông Tha Tun Oo cho rằng những nhà xuất bản tư nhân sẽ có cách làm thiếu chuyên nghiệp khiến cho ngành xuất bản khó phát triển tốt.
Theo ông Tha Tun Oo, trong khối ASEAN thì lượng sách thiếu nhi thu hút bạn đọc nhiều nhất so với các thể loại khác. |
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, hiện nay trong khố ASEAN có nhiều nước ngành xuất bản phát triển rất mạnh như Malaysia, Indonesia… có các tổ chức như Ủy ban sách hay Hiệp hội xuất bản sách, trong khi đó ở Việt Nam hay Myanmar thì chưa có.
Về vấn đề này, ông Tha Tun Oo thông tin thêm, tại Malaysia mỗi khi có Hội sách thì chính phủ Malaysia sẽ phát voucher cho học sinh, sinh viên để đến tham gia mua sách với giá ưu đãi, chính phủ Malaysia hỗ trợ cho việc đọc sách của nhân dân rất nhiều. Malaysia đã dành khoảng 20 triệu đô la cho Hội chợ sách vào năm ngoái. Hiện nay Malaysia đã trở thành một trong những “thủ đô sách” của thế giới.
Giao lưu với báo chí, ông Tha Tun Oo trả lời câu hỏi về việc ông đánh giá thế nào về xuất bản ở các nước ASEAN và có ý kiến gì giúp cho việc xuất bản ở các nước ASEAN phát triển tốt hơn, ông Tha Tun Oo cho rằng, trong 2 năm nhiệm kỳ trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản ASEAN, ông nhận thấy cộng đồng các nước ASEAN chủ yếu là các nước nhỏ ít được chú ý trên thế giới, nhưng về mặt địa lý và chính trị thì là những nước quan trọng trên thế giới.
Tuy nhiên, để giới thiệu được sách ra thế giới thì các nước ASEAN nên hướng tới những ấn phẩm về văn hóa, ẩm thực hay du lịch để gây chú ý với cộng đồng. Nhưng trước tiên cần sự liên kết giữa các nước ASEAN tự giới thiệu các sản phẩm cho nhau trước khi mang ra thế giới.
Theo ông Tha Tun Oo, trong khối ASEAN thì lượng sách thiếu nhi thu hút bạn đọc nhiều nhất so với các thể loại khác. Ví dụ như Singapore có hoạt động kể chuyện cho trẻ em. Người kể chuyện đi khắp nơi để kể chuyện miễn phí cho trẻ em. Ngoài ra thì sách văn hóa cũng là loại sách thu hút bạn đọc.
“ASEAN có nhiều nước với những nền văn hóa khác nhau nên để tìm được một dòng văn hóa chung là rất khó, vì vậy, trước tiên chúng ta nên tạo ra một nền tảng chung xây dựng trên cơ sở các thể loại sách phù hợp với đất nước mình. Từ nền tảng chung đó sẽ xây dựng công cụ để đáp ứng được nhu cầu của độc giả trong khối”, ông Tha Tun Oo đưa ra ý kiến.
Vấn đề bản quyền cũng được bàn tới. Theo ông Tha Tun Oo thì hiện nay Myanmar chưa có chế tài xử phạt cho việc vi phạm bản quyền. Myanmar hy vọng trong thời gian tới sẽ hoàn thành việc xây dựng các luật định về bản quyền. Tuy nhiên các hành động vi phạm hiện nay cũng vẫn bị lên án gay gắt ở Myanmar.
“Tôi hy vọng trong tương lai không xa, Hà Nội, Việt Nam cũng sẽ trở thành một kinh đô sách của thế giới, là niềm tự hào của ASEAN giống như Malaysia”, ông Tha Tun Oo nhấn mạnh.
Bảo Thoa (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17