Gia nhập TPP

Hoạt động công đoàn phải đổi mới toàn diện

Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại  Hội nghị lần thứ 7, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) vừa diễn ra tại Hà Nội, là hoạt động công đoàn (CĐ) sẽ như thế nào khi Việt Nam phê chuẩn và thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nội dung thảo luận cho thấy, khi Việt Nam gia nhập TPP, tổ chức CĐ sẽ đối mặt với những thách thức rất lớn. Để vượt qua những thách thức này, CĐ phải đổi mới một cách toàn diện và hoạt động CĐ phải thật sự vì người lao động (NLĐ).
Làm tốt công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở
Nhiều điểm “cộng” trong hoạt động

Đối mặt với thách thức

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết, các tiêu chuẩn về lao động được đề cập trong TPP chính là các tiêu chuẩn được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế, bao gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc, cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Theo những cam kết này, Việt Nam phải cho phép NLĐ làm việc trong một DN được thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không phải xin phép trước. Tuy nhiên, để được hoạt động, tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở phải đăng ký với Tổng LĐLĐVN hoặc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy theo sự lựa chọn của tổ chức đó.

Hoạt động công đoàn phải đổi mới toàn diện
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại hội nghị.

“Đây là thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của CĐ Việt Nam. Nếu CĐ hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi quyền lợi sát sườn của NLĐ, nói lên được tiếng nói bức xúc của NLĐ, các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ gia nhập vào Tổng LĐLĐ Việt Nam, tạo thêm sức mạnh cho tổ chức CĐ Việt Nam, ngược lại, nếu CĐ hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ, các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ không gia nhập vào CĐ Việt Nam mà tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của NLĐ” - Phó Chủ tịch Mai Đức Chính nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Mai Đức Chính phân tích, không như hệ thống CĐ Việt Nam, tổ chức của NLĐ không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị mà không trái với những quyền lao động được nêu trong Tuyên bố của ILO, nên tổ chức của NLĐ chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Trong khi hệ thống CĐ Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội, nên nguồn lực bị phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng cán bộ CĐ, do đó, nếu cán bộ CĐ cấp trên cơ sở không được tuyển chọn trong phong trào công nhân, từ thủ lĩnh của công nhân, mà chỉ do cấp ủy thi tuyển, đưa về, nhưng không am hiểu và gần gũi công nhân sẽ dẫn đến hệ lụy là CĐ ngày càng xa rời công nhân. Ngoài ra, còn có nguy cơ nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của CĐ Việt Nam có nguy cơ bị giảm sút, nguồn thu tài chính giảm mạnh.

Công đoàn phải đổi mới toàn diện

Trước những thách thức đó, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, CĐ Việt Nam phải vững vàng về tổ chức, cán bộ phải tâm huyết, bản lĩnh, mạnh về cơ sở vật chất mới đủ sức thu hút đối với NLĐ và tổ chức mới của NLĐ. Muốn vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Điều lệ CĐVN và tham gia sửa đổi pháp luật LĐ và CĐ theo hướng xác định lại và xác định rõ nội dung trọng tâm theo thứ tự ưu tiên trong hoạt động CĐ.

Theo đó, cần tập trung thực hiện những nội dung thuộc các vấn đề về quan hệ LĐ, giảm hoặc lược bớt các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, ít hoặc không liên quan đến quan hệ LĐ. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động CĐ. Phương thức chỉ đạo của CĐ cấp trên với cơ sở phải thay đổi theo hướng từ chỉ đạo hành chính sang trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ; cùng cơ sở giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Phải đổi mới quy trình, cách thức tuyên truyền, vận động phát triển, thành lập CĐ cơ sở. Đối với công tác cán bộ, CĐ đề nghị cấp ủy địa phương phải để cho tổ chức CĐ tuyển chọn và sử dụng cán bộ trưởng thành từ thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động CĐ, là thủ lĩnh thực sự của phong trào công nhân ở cơ sở; có uy tín, có phẩm chất tốt và có tố chất làm thủ lĩnh CĐ.

Thảo luận tại hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên Dương Xuân Hùng cho rằng: “Chúng ta cần phải hạn chế tính hành chính hóa trong công tác. Khi tham gia TPP, điều quan trọng nhất với tổ chức CĐ là phải làm tốt công tác cán bộ và cán bộ CĐ phải là người có trình độ, tâm huyết, dám hy sinh”. Chủ tịch CĐ các KCN Đà Nẵng Đinh Thị Thanh Hà đề nghị: “Theo tôi, việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ CĐ để nâng cao kỹ năng vận động, thuyết phục cho NLĐ, nhất là những NLĐ chưa có hiểu biết về tổ chức CĐ cần phải làm ngay trong tháng 2 và 3.2016”. Còn Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội Ngô Văn Tuyến đề xuất: “Để tổ chức CĐ Việt Nam có được nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt, lớn hơn cho đoàn viên, NLĐ của mình so với những đoàn viên CĐ, NLĐ của các tổ chức khác (nếu sau này có), CĐ các cấp cần tập trung đẩy mạnh công tác thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên.

Mục tiêu là tăng về số lượng CĐCS và chất lượng đoàn viên, nhằm tăng đối tượng thu tài chính CĐ theo Luật CĐ và tăng thu đoàn phí theo Điều lệ CĐVN. Cần đẩy mạnh các mối quan hệ, vận động thực hiện công tác xã hội hóa góp phần tăng nguồn hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu chăm lo cho đoàn viên, phục vụ cho hoạt động CĐ. Mặt khác phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ CĐ các cấp, tập trung vào cán bộ CĐCS nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng đoàn viên, tạo niềm tin để đoàn viên phát huy trách nhiệm, tự nguyện tham gia các hoạt động của CĐ. Cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, quan tâm lượng hóa vật chất, tinh thần cụ thể tạo ra sự khác biệt giữa người đoàn viên CĐ với người không là đoàn viên”.

Tổng kết vấn đề trên, đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: “Khi Việt Nam gia nhập TPP, những thách thức mà tổ chức CĐ phải đối mặt là điều tất yếu xảy ra. Vì vậy, tất cả cán bộ CĐ cả nước cần hiểu rằng, CĐ phải hoạt động thật sự vì NLĐ; tập trung bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự

LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn nên công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo ANTT, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng nay (4/11), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nữ công năm 2024 cho các cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc.
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính công đoàn năm 2023 và tập huấn công tác tài chính công đoàn; hướng dẫn cài đặt phần mềm kế toán công đoàn.
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (CT21, trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội); Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Sáng 31/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp tổ chức “Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Gia Lâm năm 2024”. Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà tới dự Hội thao.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Mới đây, bà Nguyễn Thị Hòa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến thăm, tặng quà cho các đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh và An Phú.
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

(LĐTĐ) Trước yêu cầu thực tế, nhằm đổi mới và phát triển tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở khối lớp mầm non ngoài công lập phường Cổ Nhuế 1 với 198 đoàn viên.
Xem thêm
Phiên bản di động