Hoài niệm về những gói hoa Tết

Gọi bà Thu là người tô điểm màu sắc, mang những hương hoa trải trên những cung đường Hà Nội hẳn cũng không ngoa. Có người bảo bà là người hoài cổ, luôn muốn níu giữ những phần ký ức về một không khí Tết Hà Nội cũng đúng. Bởi cuộc đời bà gắn liền với những gánh hàng hoa, từ khi bà mới 13 tuổi. Và chính bà là người gìn giữ thói quen dâng tổ tiên những đĩa hoa thơm cho những người muốn tìm lại miền ký ức Hà Nội xưa…
tin nhap 20170119110354 Người Hà Nội sành chơi hoa Tết
tin nhap 20170119110354 Đào, quất rộn ràng đón Xuân

Gói hoa “gánh” cả miền ký ức

Khi đọc cuốn sách viết về gói hoa cúng của cố nhà văn Băng Sơn (Thú “ăn chơi” của người Hà Nội), một nhà văn đã cảm thán rằng: Cái lối cúng hoa, chơi hoa của người Hà Nội đơn sơ mà đẹp, nghe Băng Sơn kể, muốn cầm tận tay một gói hoa gói bằng lá dong bồ tát, mà không biết có còn không? Ấy là miền ký ức của những người biết thưởng hoa, chơi hoa của một Hà Nội xưa cũ…Những tưởng thú chơi tao nhã mà bình dị ấy mãi chỉ còn trong ký ức, thế nhưng, nó vẫn hiện hữu bên một “gánh hàng hoa” trên phố Hàng Khoai (Hà Nội), bởi một người sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà.

tin nhap 20170119110354
Gói hoa cúng đơn giản, nhưng “gói” cả một miền ký ức Hà Nội.

Bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng bất kể ngày mưa, ngày nắng hay gió rét, bà Phan Thị Thu (80 tuổi) vẫn không bỏ buổi chợ nào. 13 tuổi, cùng gánh hàng hoa của mình, đôi chân bà đã in đậm trên khắp các cung đường của Hà Nội. Vì vậy, khi nói về gói hoa cúng, cũng như về bà Thu ở khu phố cổ, từ khắp các con phố như Hàng Ngang, Hàng Đào hay chạy dài từ chợ Đồng Xuân đến phố Hàng Khoai, không ai là không biết đến bà; người hàng chục năm qua vẫn gìn giữ thói quen dâng cúng tổ tiên đĩa hoa thơm ngày Tết và gìn giữ cho những người con Hà Nội mong muốn tìm về miền ký ức xưa cũ.

Kể về gánh hàng hoa của mình, bà Thu cười rồi bảo: “Khác với những shop hoa rực rỡ tại Hà Nội, gánh hàng hoa của bà đơn giản lắm, gói hoa cúng vì thế cũng đơn giản theo. Đôi khi chỉ là vài rổ hoa với đủ loại màu sắc, đủ loại hoa theo mùa, nhưng cũng đã làm nên sự khác biệt và làm nên một không gian ngát hương”. Cũng theo bà Thu, mỗi mùa, bà bán từng loại hoa khác nhau, nhưng tất thảy những loại hoa ấy đều toát lên một mùi hương thoang thoảng, quyến rũ, khiến cho những ai từng chiêm ngưỡng, từng sở hữu gói hoa cúng do tay bà gói đều cảm nhận được sự an lành, nhẹ nhàng và ấp áp giữa một Hà Nội xô bồ, vội vã của hiện tại.

Vào mỗi dịp lễ, Tết, các loại hoa bà dành để trưng bày bàn thờ gia tiên thường là hoa hồng, hoa lan tây, hoa bưởi, hoa móng rồng, sói trắng...Gói hoa cúng vì thế cũng có nhiều loại, tuy nhiên nhỏ nhất cũng phải đảm bảo đủ từ 5-7 loại hoa, còn trung bình thường từ 10-12 loại, tùy theo nhu cầu của khách mà bà Thu gói hoa to hay nhỏ. Bà bảo, những loài hoa này có một mùi hương đặc trưng rất riêng, quyện hòa cùng với mùi hương trầm khiến cho con người cảm thấy như được động viên, khích lệ.

“Bà còn nhớ, cứ mỗi sáng mùng 1, trong cái rét ngọt của ngày đầu xuân, khi đĩa hoa cúng được bày trên ban thờ, là mùi hương trầm thơm dịu quyến rũ của đĩa hoa cúng lại lan tỏa khắp nhà làm ấm sực không gian của gia đình, khiến những bàn tay nội trợ trong nhà không khỏi phấn khích, háo hức vào bếp, chuẩn bị một mâm cơm tươm tất, dâng lên bàn thờ gia tiên vào thời khắc quan trọng nhất trong năm…Cứ nghĩ đến ngày xa xưa ấy là lại nao lòng, nên dù xã hội có thay đổi thế nào, dù các loại hoa được lai ghép, biến đổi ra sao, thì nhà bà vẫn dùng đĩa hoa cúng để gìn giữ những nét văn hóa một thời của Hà Nội” – bà Thu bùi ngùi .

Khắc khoải níu giữ ký ức xưa cũ

Xã hội ngày một phát triển, những thú chơi tao nhã của người Hà Nội dần bị mai một theo thời gian. Đặc biệt, qua sự sàng lọc khắc nghiệt của kinh tế thị trường, những người trồng hoa truyền thống, giữ nghề cũng dần mai một. Bởi theo lối tư duy của mỗi người, ai ai cũng muốn “đánh nhanh thắng nhanh”, làm sao để thu hồi vốn càng sớm càng tốt. Nếu trồng những loại hoa dành để làm thành đĩa hoa cúng, có khi phải mất cả nửa năm mới thu hoạch, hay để gói một gói hoa cúng cũng phải mất thời gian, cầu kỳ, ít lợi nhuận…

tin nhap 20170119110354
Bà Thu mong muốn níu giữ văn hóa Hà Nội qua gói hoa dâng tiên tổ.

Bởi thế, những người làm nghề như bà Thu ở Hà Nội giờ chẳng còn ai, ngay cả đối với người yêu nghề và “say” nghề gần 70 năm như bà, hiện cũng phải vất vả đề giữ nghề, vất vả để gom được những thứ hoa thơm ít ỏi còn sót lại, rồi gom góp, gói ghém vào đĩa hoa cúng. Theo bà Thu, để gói được một gói hoa cúng, trước tiên khâu lựa chọn hoa là cực kỳ quan trọng, trong đó không thể thiếu hoa bưởi, hoa móng rồng, hoa sói, lan tây, hoa hồng; tiếp đó, lá dùng để gói hoa cũng phải lựa thật kỹ, phải là lá dong bồ tát (lá dong nếp, nhỏ, dài, bóng đẹp), nếu hết mùa thì được thay thế bằng lá chuối, tuyệt nhiên không dùng bất kỳ loại lá nào khác. Sau đó cắt vuông góc rồi gập 1/3 lá lại theo hình củ ấu, rồi dùng dây lạt buộc thắt lại (lạt được chẻ mỏng, mềm và dai).

“Gói hoa không đòi hỏi sự quá khéo léo, nhưng cũng đủ để đánh giá sự nữ tính, nhẹ nhàng của con gái Hà thành. Những chùm hoa nhỏ xinh, xếp lẫn vào nhau, đặt trong những chiếc lá dong bồ tát rồi được gói lại vuông vắn, như một chiếc bánh chưng. Mang gói hoa về nhà, chỉ cần khẽ cởi lạt, những mùi hoa quyện lại, tỏa hương thơm ngát khắp phòng” – bà Thu tâm sự.

Trước đây mỗi dịp Tết đến, xuân về, gánh hàng hoa của bà lại đông nghịt người mua hoa. Có người mua liền cả chục gói để dùng dần. Mỗi ngày mở một gói, đưa ra đĩa rồi đặt lên bàn thờ, để gửi tấm lòng của mình đến gia tiên. Hoặc cũng có người mua để dành đến tiết thanh minh…Hoa đĩa đặt trên bàn thờ thường được để cho khô, nhiều người coi những cánh hoa khô ấy như chân hương, trân trọng, giữ gìn, bởi hoa khô rồi, nhưng hương của hoa vẫn thoang thoảng, phảng phất mùi thơm, như một chứng minh cho tâm thành của con cháu dành cho tổ tiên.

Bây giờ, con người đang đơn giản hóa mọi thứ, cứ mua hoa cành về cắm vào lọ là xong, nhưng bà Thu vẫn quyết giữ lại đặc sản riêng vốn có của người làng mình. Mặc dù người mua hoa, thưởng hoa gói cúng tết ngày một ít đi, nhưng mỗi ngày chợ, bà vẫn luôn mang theo ít lá để dành gặp những vị khách, những người con Hà Nội xa quê hương muốn tìm miền ký ức xưa cũ, bà lại tỉ mẩn, nhẹ nhàng gói hoa cho khách.

Những lúc ấy, cả người bán và người mua đều im lặng, dõi theo từng động tác gói hoa như muốn níu lại không gian của Hà Nội xưa cũ...
“Thế hệ trẻ bây giờ không mấy ai còn quan tâm đến thú chơi tao nhã của người Hà Nội xưa qua gói hoa cúng nữa, chỉ có những người hoài cổ như bà, mới cố gắng gìn giữ nét đẹp tao nhã này. Mặc dù hiện nay, gánh hàng hoa của bà vắng khách hơn, ít mang lại giá trị kinh tế hơn so với những shop hoa khác, nhưng bà vẫn quyết giữ nghề để cùng những người hoài cổ tìm về không gian của một Hà Nội xưa cũ…Tất cả đó đều là vì tình yêu, vì giá trị truyền thống của dân tộc” – bà Thu khẽ thở dài.

Nhớ về Hà Nội xưa cũ, về những ngày Tết cách đây hàng chục năm cùng những kỷ niệm đưa bà đến với “nghiệp” gìn giữ thú chơi tao nhã của người Hà Nội, bà Thu bảo, người làng Ngọc Hà tự hào lắm vì đĩa hoa cúng là đặc sản riêng của người làng hoa mà không nơi nào có. Vì thế, ngày xưa người làng Ngọc Hà cắp rổ đi bán hoa rong khắp nơi, từ nhỏ cho đến già, họ đi khắp từ phố nọ sang phố kia, mệt, nhưng rất vui vì họ giữ được truyền thống gia đình, giữ được nét đẹp tão nhã, đời thường của người Hà Nội.
Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động