Hoài niệm Làng hoa Ngọc Hà
Làng hoa Tây Tựu: Thành làng nghề truyền thống | |
Phố Ngọc Hà |
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/ Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa/ Hỏi người xách nước tưới hoa/ Có cho ai được vào ra chốn này?". Hay: "Ngày rằm đi chợ mua hoa/ Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua". Thời gian trôi đi, với những đổi thay khắc nghiệt của thời gian và tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt, giờ đây, dấu vết làng hoa xưa đã chỉ còn trong hoài niệm.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khi bài hát ngọt ngào “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” của nhạc sĩ Ngọc Khuê cất lên: “Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa/ Hồ Tây đôi bên, trong tình yêu hoa lúa rộn ràng”, kí ức về hoa Ngọc Hà lại ùa về, khiến bao trái tim hoài cổ rung lên thổn thức.
Ông Trần Nguyên Bộ, người trồng hoa cuối cùng ở làng Ngọc Hà |
Sử sách còn ghi chép lại, ở mạn nam Hồ Tây, chỉ cách bờ hồ tầm một con đê, vốn là bức tường bao phía bắc Hoàng Thành Thăng Long, làng hoa Ngọc Hà ra đời ngay trên khu vườn thượng uyển của các vị vua cuối triều Lý. Người xưa đã lấy tên của dòng Ngự Hà chảy qua khu Ngự Uyển này đặt tên cho làng là Ngọc Hà như ngày nay… Vào những ngày giáp Tết, người Hà Nội có thói quen rủ nhau lên Ngọc Hà ngắm hoa và mua hoa. Ngày ấy, làng hoa còn là địa điểm được trai thanh gái lịch đất Hà Thành chọn lựa để hò hẹn, thề nguyền và bao mối tình đẹp đã đơm hoa kết trái từ nơi đây.
Mảnh đất bao đời là chốn hương sắc bậc nhất của đất kinh kỳ này đã sản sinh ra những người con gái nổi tiếng xinh đẹp, nết na, chăm chỉ. Hoa Ngọc Hà đẹp, các cô gái Ngọc Hà đi bán hoa cũng thật tao nhã, duyên dáng với áo tứ thân, tóc vấn đuôi gà, má đỏ hây hây, răng đen hạt huyền uyển chuyển gánh hàng hoa len lỏi khắp phố phường Thăng Long Kẻ Chợ. Hình ảnh thiếu nữ Ngọc Hà e ấp bên những bông hoa đã khiến bao chàng trai Hà Thành bỗng chốc hóa thi nhân: "Hỡi cô đội nón ba tầm/ Cô về Yên Phụ, ngày rằm lại sang/ Ngày rằm phiên chợ Yên Quang/ Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua".
Đẹp là thế, nên thơ trữ tình là thế nhưng tiếc thay, Ngọc Hà đã không tránh khỏi được vòng xoáy của thương mại và nền kinh tế thị trường. Theo lời kể của người dân Ngọc Hà, làng hoa bắt đầu suy tàn khi Hợp tác xã rau hoa giải thể và đất được giao về cho các hộ gia đình vào thập niên 90 của thế kỉ trước. Người dân Ngọc Hà không thể cứ mãi gánh nước tưới hoa khi người ngày càng đông, đất đai ngày càng đắt đỏ, phố xá kế bên ngày càng bán, buôn tấp nập. Và những mảnh vườn bốn mùa thắm tươi, rực rỡ màu hoa ở Ngọc Hà nay đã được thay bằng những tòa biệt thự, những ngôi nhà cao tầng san sát.
Vẫn biết làng hoa giờ không còn nữa, nhưng tìm đến Ngọc Hà vào một chiều cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi vẫn mong manh hy vọng tìm lại được chút dấu xưa còn vương lại. Bởi nghe nói, vài năm trước đây, trong làng Ngọc Hà vẫn còn “sót” lại một vài người nông dân “muôn năm cũ”- những người thờ ơ với mọi bon chen xô bồ của phố thị mà chỉ đau đáu với hoa, với đất, với vườn; những người quyết bám trụ với cái nghề trồng hoa công phu, nhọc nhằn mong gìn giữ một thú chơi tao nhã của vùng đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Đó là các ông Nguyễn Văn Lùn, Trần Nguyên Bộ. Ông Lùn đã mất, nhưng ông Bộ vẫn còn mảnh vườn nhỏ trồng hoa cúc giống.
…Vậy là chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Nguyên Bộ, sự thật cũng chát chúa đến đắng lòng. Trong căn nhà khang trang, người nông dân gốc Hà Nội, cả một đời gắn bó, đau đáu với nghề trông hoa, giờ đã thân già, sức yếu, chân đi không vững. Mảnh đất 400 mét vuông trước đây vốn là niềm tự hào của ông Bộ, cũng là di vật cuối cha ông để lại để nối nghề giờ được “xẻ” nhỏ để xây dựng nhà cửa. Ngay sau ngôi nhà mới, khoảnh vườn nhỏ trước đây là mảnh đất trồng hoa giờ cũng bỏ không, cỏ mọc um tùm do lâu ngày không có người chăm sóc.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Bộ rưng rưng cho biết: “Giờ tôi tuổi già, sức yếu, chân đau, đi lại không vững. Các con cũng đã trưởng thành và đi làm nhà nước hết. Không có ai chịu nối nghiệp vì cái nghề này cũng chỉ được dăm ba đồng, không đủ trang trải sinh hoạt. Vẫn yêu nghề trồng hoa và muốn giữ hương sắc làng hoa còn mãi với thời gian, nhưng vì tuổi già, sức khỏe không cho phép… vì thế mà những luống hoa cuối cùng tôi cũng phải bỏ hoang”.
Chúng tôi rời làng hoa nức tiếng một thời với biết bao ngậm ngùi, luyến tiếc. Thấy nhớ, thấy thương biết bao những gánh hàng hoa mộc mạc còn ướt đẫm sương đêm, khi giờ đây, cái tên làng hoa Ngọc Hà chỉ còn trong miền ký ức; hương thơm hoa Ngọc Hà chỉ còn trong những vần thơ, câu hát, trong sách vở mà thôi.
Chợt ước ao sao, đi cùng với quá trình đô thị hóa, Thành phố có những giải pháp quy hoạch làng hoa, có những biện pháp động viên, ưu đãi nông dân trồng hoa thì có lẽ, làng hoa Ngọc Hà sẽ còn mãi với thời gian, và có lẽ, ngay trong thành phố hôm nay sẽ vẫn còn cánh đồng hoa mát mắt, thu hút bước chân du khách gần xa, để Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến càng đẹp, hấp dẫn hơn với du khách trong và ngoài nước.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01