Hoài niệm cửa hàng thuê truyện cũ
Chút hoài niệm với phố Chân Cầm | |
Hoài niệm về Ngôi biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo |
Khoảng 10 năm về trước, khi “bão” internet còn chưa “quét” mạnh như bây giờ, cho thuê truyện là một trong những dịch vụ phát triển khá rầm rộ và thu hút số lượng lớn các bạn trẻ tìm đọc. Thời đó, giá mua truyện cao, còn thuê truyện lại rẻ, nên dịch vụ này rất “hút” khách.
Ở Hà Nội thời đó cũng dễ tìm được một của hàng thuê truyện ở bất cứ khu dân cư nào, nhưng nhiều nhất có lẽ là ở khu vực các phố Kim Liên, Khương Thượng, Tuệ Tĩnh... Truyện thuê chủ yếu là truyện tranh và tiểu thuyết, với hàng trăm bộ truyện của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - từ tình cảm, kiếm hiệp đến viễn tưởng các loại.
Cửa hàng cho thuê sách truyện ngày càng thưa vắng khách. |
Hình ảnh sau giờ tan học, đám học sinh túm tụm rủ nhau đi thuê truyện đã trở thành quen thuộc trong ký ức các bạn trẻ thời bấy giờ. Thậm chí, vào những ngày ra tập mới của những bộ truyện được yêu thích, các khách hàng nhí còn phải xếp hàng với hy vọng được cầm trên tay cuốn truyện mới mà "ngấu nghiến".
Giá mỗi lần thuê trung bình chỉ 500 đồng/cuốn cho truyện tranh và 1.000 đồng cho sách báo, tạp chí. Người thuê phải đặt cọc ngang với giá bìa và tính tiền thuê theo ngày. Với những bộ truyện đang “hot” lúc bấy giờ như “Thám tử lừng danh Conan” hay “Bảy viên ngọc rồng”, “Dấu ấn rồng thiêng”..., giá thuê luôn nhỉnh hơn các cuốn truyện khác. Thậm chí, muốn xem được liên tiếp các tập phải xếp hàng chờ và nhanh tay thì mới có thể thuê được. Trong ký ức của không ít thế hệ 7X - 8X vẫn còn lưu giữ những cảm xúc đẹp về mỗi thứ sáu hằng tuần luôn là ngày mình chờ đợi nhất vì có nhiều truyện mới ra.
Riêng với những nữ sinh thời bấy giờ, gối đầu giường luôn là những cuốn tiểu thuyết tình cảm luôn là những kỷ niệm đẹp nhất của thời con gái. Chị Ngọc Anh - một 8X đời đầu - chia sẻ đầy nuối tiếc: “Hồi xưa, cứ rảnh lại chạy ra cửa hàng cho thuê truyện ở dốc Hàng Than tìm những cuốn tiểu thuyết tình cảm về đọc. Nhiều lúc đọc say sưa cả đêm không ngủ. Bây giờ, muốn đọc một cuốn tiểu thuyết xưa mà đi thuê ít nơi có...”.
Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của internet, hằng trăm website đọc truyện online chất lượng cao ra đời, cung cấp hàng nghìn đầu truyện cho đông đảo độc giả. Chỉ cần cái nhấp chuột, đã có ebook, những trang truyện trực tuyến sinh động, đọc thoải mái. Tuổi thơ của nhiều người hầu hết đều gắn liền với những cuốn truyện, nhưng thay vì cầm trên tay như trước, thì nay lại chăm chú vào máy tính, mất đi cái hay, cái thú vị của việc đọc sách.
Cũng bởi thế, nên những hàng quán cho thuê truyện cũng ế ẩm rồi vắng bóng dần. Thậm chí, có những cửa hàng đã chuyển mục đích kinh doanh sang dịch vụ internet, games..., sách truyện cũ chưa thanh lý hết được dồn vào một góc phòng, quanh năm bụi phủ. Dù thủ tục thuê truyện khá đơn giản, không cần đặt giấy tờ tùy thân như trước, chỉ cần đặt cọc tiền theo giá bìa và tiền thuê 1.000 đồng/cuốn, khi nào trả cũng được, nhưng các độc giả cũng chẳng còn “mặn mà”.
Bà Thúy An (60 tuổi, chủ một cửa hàng thuê truyện ở phố Khương Thượng) cho biết: “Tôi mở cửa hàng cho thuê truyện 15 năm nay, nhưng khó mà sống nổi. Bởi tôi mở cửa hàng tại nhà riêng, không tốn tiền thuê mặt bằng, nên còn “giữ” nghề đến bây giờ, chứ nơi khác thì phải đóng cửa hết rồi”.
Nguyên nhân các cửa hàng cho thuê truyện rơi vào cảnh ế ẩm như vậy vì truyện online luôn “đi trước” nhà xuất bản, nên khi sách truyện phát hành thì độc giả đã “nằm lòng” nội dung. Việc giá mua truyện tăng chóng mặt, trong khi giá thuê truyện thì không thể tăng, không trả nổi tiền mặt bằng nơi kinh doanh, nên ai cũng bỏ nghề, phải bán sách truyện cho đồng nát hoặc nơi thu mua sách cũ với giá bèo.
Trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những giá trị xưa cũ dần “rơi rớt” trước sự phổ biến của những phương tiện giải trí đương đại, nên nghề cho thuê truyện vì thế cũng dần “lụi tàn”. Nếu không có những biện pháp cải thiện, thì nay mai, nghề này sẽ rơi vào quên lãng trong tâm trí người đọc.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin khác
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45